sơn chịu nhiệt là gì? có bao nhiêu loại và ứng dụng thực tế

Hỗ trợ khách hàng 24/7
0931131069
0902915234
sơn chịu nhiệt là gì? có bao nhiêu loại và ứng dụng thực tế

                 24, tháng 01 ,năm 2024

    SƠN CHỊU NHIỆT là giải pháp hiệu quả giúp bề mặt vật liệu chống chịu được các tác động của nhiệt độ. Nhưng hiện nay có các loại sơn chịu nhiệt nào, các loại sơn chịu nhiệt này khác gì nhau? ứng dụng của sơn chịu nhiệt. Hãy cùng Phanphoisongiasi.com tìm hiểu về vấn đề này ngay sau đây để có thể lựa chọn sản phẩm sơn chịu nhiệt tốt và phù hợp với nhu cầu nhất nhé!

    Sơn chịu nhiệt có thể chịu được sự tác động của nhiệt độ cao

    1. Sơn Chịu Nhiệt Là Gì?

    Sơn chịu nhiệt là loại sơn dầu đặc biệt có khả năng chịu nhiệt độ cao, lên đến 1200 độ C. Loại sơn này thường được sử dùng cho những thiết bị yêu cầu mức chịu nhiệt lớn: lò nung, lò hơi, lò đốt, lò sưởi, kiềng bếp ga, động cơ máy phát điện, bô xe…

    Bên cạnh việc dùng để phủ lên bề mặt các đồ vật nhằm giúp chúng chống chịu được nhiệt độ, tác động bên ngoài, chống ăn mòn rỉ sét, sơn chịu nhiệt còn giúp cho bề mặt đồ vật đẹp hơn

    Sơn chịu nhiệt là gì?

    >>> Đề xuất tham khảo: Top các loại sơn chống nóng bán chạy nhất hiện nay

    2. Có Những Loại Sơn Chịu Nhiệt Nào?

    Phân loại theo đặc tính nhiệt độ, thì sơn chịu nhiệt bao gồm các loại sau:

    2.1. Sơn Chịu Nhiệt 200 Độ C.

    Sơn chịu nhiệt 200 độ C: Là loại sơn thường được sử dụng cho bếp lò, nồi hơi, điện trở nhiệt, động cơ tàu, ống bô xe, máy làm thoáng khí, dây chuyền hấp và những dụ cụ tương tự được sử dụng trong phạm vi ngượng nhiệt độ 200 độ C.

    Đại diện cho dòng sơn này có thể nhắc đến sơn chịu nhiệt Nippon, KCC, Cadin …

    Ngoài khả năng chịu nhiệt lên đến 200 độ , sơn còn chịu nước, chịu hóa chất. Giữ được độ bền của màu sắc và độ bám dính cực tốt. Chịu được mài mòn không bị ảnh hưởng nhiều bởi sự xúc tác của nhiệt độ.

    >>>Xem chi tiết sản phẩm: Sơn chịu nhiệt 200 độ cadin, sơn chịu nhiệt 200 độ Nippon, sơn chịu nhiệt 200 độ Jotun, sơn chịu nhiệt 200 độ hải âu

    2.2. Sơn Chịu Nhiệt 300 Độ C.

    Sơn chịu nhiệt 300 độ C: Dùng để sơn phủ lên bề mặt sản phẩm nơi phải chịu nhiệt độ cao để bảo vệ các kết cấu kim loại, như buồng đốt sấy, hệ thống ống khói khí thải công nghiệp, ống xả nhiệt, dây chuyền sấy nóng, bếp đun,…

    Sơn chịu được nhiệt 300°C vừa bảo vệ sản phẩm không bị rỉ sét, han gỉ, giúp cách điện và có tính bền hoá cao. Sơn có thể bám dính cực tốt và các bề mặt kim loại sắt thép, nhôm, nhựa, và có thể là gỗ nữa …

    >>>Xem chi tiết sản phẩm: Sơn chịu nhiệt 300 độ cadin, sơn chịu nhiệt 300 độ Nippon, sơn chịu nhiệt 300 độ Jotun, sơn chịu nhiệt 300 độ hải âu

    2.3. Sơn Chịu Nhiệt 600 Độ C.

    Sơn chịu nhiệt 600 độ C: Cũng là 1 loại sơn dầu gốc Silicon, có khả năng chịu được nhiệt độ lên đến 600 độ C ( tương đương với 1112 độ F ), là lựa chọn bảo vệ tuyệt vời cho các đường ống xả, lò sưởi, nồi hơi, ống khói và các thiết bị chịu nhiệt độ cao khác.

    2.4. Sơn Chịu Nhiệt 800 Độ C.

    Sơn chịu nhiệt 800 độ C: Là loại sơn dầu có khả năng chịu nhiệt cao lên đến 800 độ C, được dùng trong các đường ống dẫn khí nóng, khí thải công nghiệp …

    2.5. Sơn Chịu Nhiệt 900 Độ C.

    Sơn chịu nhiệt 900 độ C: Là loại sơn trên kim loại có tác dụng chịu được nhiệt độ cao lên đến 900 độ C, được dùng trong lò đốt, lò nung, tủ sấy, ống xả xe, bếp chia lửa, kiềng bếp ga, nồi hơi, nồi cô đặc …

    2.6. Sơn Chịu Nhiệt 1000 Độ C.

    Sơn chịu nhiệt 1000 độ Clà dòng sơn trên bề mặt kim loại có thể chịu được sự tác động của nhiệt độ cao đến 1000 độ C, bám dính tốt trên các bề mặt sắt, thép, nhôm

    2.7. Sơn Chịu Nhiệt 1200 Độ C.

    Sơn chịu nhiệt 1200 độ C: Là sơn được sử dụng trên các bề mặt kim loại như sắt, kẽm, nhôm giúp kim loại có thể chịu được nhiệt độ lên đến 1200 độ C. Ứng dụng vào xác chi tiết cổ bô xe, bếp gas, ống khói, vỉ nướng, bình chứa nước nóng …

    • Ưu điểm lớn của loại sơn này là bền màu, không bong tróc, không trầy xước, mang lại tính thẩm mỹ cao …
    • Được sử dụng trong ống dẫn khí, lò đốt, lò nung, tủ sấy, ống xả xe…
    • Có thể nhắc đến 1 số thương hiệu sơn cung cấp sơn chịu nhiệt uy tín trên thị trường hiện nay: Nippon, KCC, Jotun, Seamaster, Hải Âu, Cadin …

    >>> Xem Thêm: sơn chịu nhiệt pô xesơn chống cháy samuraisơn chịu nhiệt kccsơn chịu nhiệt độ cao

    3. Ưu Điểm Và Nhược Điểm Của Sơn Chịu Nhiệt:

    Những loại sơn chịu nhiệt từ 200 độ C đến 1200 độ C thường được dùng để bảo vệ các đồ vật dưới tác động của nhiệt độ và tác động bên ngoài nhờ những ưu điểm sau:

    • Bảo vệ bề mặt vật liệu tốt: nhờ mức chịu nhiệt độ rất cao lên đến 1200 độ C.
    • Tăng tính thẩm mỹ: độ bền màu cao, hạn chế sự bay màu.
    • Dễ thi công, khả năng bám dính tốt
    • Chống nước, hóa chất và dầu tốt
    • Chống mài mòn, ma sát.

    Tuy nhiên, sơn chịu nhiệt có nhược điểm là màu sắc không phong phú, đa dạng bằng các bảng màu của những dòng sơn khác.

    >>> Đề xuất tham khảo: Sơn Pu Là Gì? Hướng Dẫn Cách Pha Và Kỹ Thuật Thi Công Sơn Pu

    4. Ứng Dụng Phổ Biến Của Sơn Chịu Nhiệt:

    4.1. Ứng Dụng Trong Cuộc Sống

    Những loại sơn chịu nhiệt có nhiệt độ không quá cao (200 độ C, 300 độ C…) được ứng dụng vào các vật dụng cuộc sống hàng ngày:

    • Sơn các loại quạt máy: quạt hoạt động hằng ngày nên các chi tiết máy quạt như môtơ được phủ sơn chịu nhiệt để tránh rỉ sét, dầu mỡ và độ ẩm.
    • Ống dẫn truyền và xả xe: hệ thống dẫn xả của xe khi vận hành sẽ tỏa nhiệt cao nên dễ bị hao mòn. Dùng sơn chịu nhiệt sẽ giúp hệ thống này chống lại tác động của nhiệt độ, kéo dài thời gian sử dụng.
    • Lò nướng: sơn chịu nhiệt giúp lò nướng được bảo vệ khi phải làm chín thực phẩm với nhiệt độ rất cao.
    • Kiềng bếp ga, pép chia lửa…
    • Khung cửa bằng sắt thép, mái tôn ở các khu vực chống nóng…

    Ứng dụng sơn chịu nhiệt trong sản xuất bếp gas

    4.2. Ứng Dụng Trong Công Nghiệp

    Các dòng sơn chịu nhiệt 600 độ C trở lên phù hợp sử dụng trong ngành công nghiệp, giúp bảo vệ thiết bị công nghiệp phải hoạt động trong môi trường nhiệt độ cao suốt thời gian dài:

    • Các chi tiết trong động cơ công nghiệp, máy móc băng chuyền sấy công nghiệp…
    • Bảo vệ cột ống khói khí thải công nghiệp khi chịu nhiệt độ cao trong thời gian dài.
    • Sơn nồi hơi công nghiệp: thiết bị dùng để làm nóng các chất lỏng, tỏa nhiệt cao khi sử dụng.
    • Lò nung, lò đốt: thường dụng trong các ngành công nghiệp kết cấu trụ thép, khung nhà xưởng…

    Ứng dụng sơn chịu nhiệt trong các lò nung đốt công nghiệp

    4.3. Lưu Ý Khi Sử Dụng Sơn Chịu Nhiệt

    Để phát huy hiệu quả của sơn chịu nhiệt, bạn cần lưu ý một số vấn đề:

    • Cần làm sạch vết bẩn, gỉ sét, làm khô bề mặt trước khi sơn.
    • Không nên thi công sơn khi trời mưa, độ ẩm trên 85%.
    • Sau khi sơn cần tránh bề mặt sơn bị tiếp xúc với NaOH (hư màng sơn).
    • Dựa vào bảng màu sơn, nhiệt độ quy định của nhà sản xuất để mua loại sơn phù hợp với mục đích.
    • Lưu ý vấn đề an toàn khi dùng sơn chịu nhiệt:
    • Không để sơn tiếp xúc với lửa bởi dễ gây cháy.
    • Để sơn xa nơi đựng thực phẩm và tầm tay trẻ em.
    • Dùng đồ bảo hộ (kính, găng tay, mặt nạ hơi phòng độc…) khi thi công sơn chịu nhiệt.
    • Xử lý sơn bị đổ đúng cách: dùng đất, cát làm vật liệu hút để ngấm hết chỗ sơn bị đổ rồi thu dọn.
    • Xử lý sơn thừa đúng quy định: theo hướng dẫn của nhà sản xuất (không đổ xuống cống, rãnh, nguồn nước…).

    >>> Đề xuất tham khảo: Những Chất Tẩy Gỉ Sét Tốt Nhất Hiện Nay

    Với những thông tin trên, hy vọng bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về sơn chịu nhiệt – tìm mua và sử dụng đúng với mục đích. Để sở hữu sơn chịu nhiệt chính hãng, phù hợp, giá tốt – liên hệ Phân phối sơn giá sỉ theo hotline 0902 915 234 - 028 3535 2407. Chúng tôi chuyên bán các dòng sơn và sản phẩm liên quan, với uy tín nhiều năm trong nghề, Phân phối sơn giá sỉ cam kết đáp ứng nhu cầu của khách về mua sản phẩm tốt, giá cạnh tranh, dịch vụ chuyên nghiệp.

    5. Cách Phân Biệt Sơn Chịu Nhiệt?

    Để chọn loại sơn chịu nhiệt phù hợp, bạn cần biết cách phân biệt chúng dựa trên một số yếu tố quan trọng:

    Dựa vào nhiệt độ

    Sơn chịu nhiệt thường được phân loại dựa vào nhiệt độ tối đa mà chúng có thể chịu đựng. Các loại sơn này thường có mức chịu nhiệt độ tối đa mà chúng có thể hoạt động. Bạn cần chắc chắn rằng loại sơn bạn chọn có khả năng chịu nhiệt độ cao nhất phù hợp với ứng dụng của bạn.

    Dựa vào cách sử dụng

    Sơn chịu nhiệt cũng có thể được phân loại dựa vào mục đích sử dụng. Có sơn chịu nhiệt được thiết kế cho ứng dụng bên trong và sơn chịu nhiệt dành cho ứng dụng bên ngoài. Điều này liên quan đến khả năng chống tác động của thời tiết và môi trường.

    Ngoài ra sơn chịu nhiệt hiện nay trên thị trường còn có cả dòng xịt lẫn dòng sơn lăn, một loại sẽ phù hợp với những vật liệu tương ứng. Chính vì vậy, nếu bạn chưa biết nên mua loại sơn chịu nhiệt nào bạn có thể nhờ tư vấn kỹ thuật dựa trên loại vật liệu bạn cần sơn tại các cửa hàng, nhà phân phối và đại lý sơn chịu nhiệt.

    6. Cách Chọn Loại Sơn Chịu Nhiệt Phù Hợp Cho Công Trình?

    Sơn chịu nhiệt là một loại sơn cao cấp được sử dụng để chống chịu nhiệt độ cao và có nhiều lựa chọn phù hợp với mức độ chịu nhiệt và giá thành khác nhau. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả chống nhiệt tối đa và tiết kiệm tiền bạc, việc lựa chọn loại sơn chịu nhiệt phù hợp là vô cùng quan trọng.

    Lựa chọn dựa trên khoảng nhiệt độ chịu nhiệt

    Khi lựa chọn sản phẩm sơn chịu nhiệt, việc quan trọng đầu tiên là xác định mức độ chịu nhiệt cần thiết. Mỗi loại sơn chịu nhiệt có mức độ chịu nhiệt nhất định. Do đó, bạn cần căn cứ vào yêu cầu nhiệt độ của bề mặt cần bảo vệ để chọn sản phẩm sơn có mức độ chịu nhiệt phù hợp.

    Ví dụ, nếu bề mặt cần sơn chịu nhiệt có yêu cầu nhiệt độ tối đa là 300 độ C, thì bạn nên mua sơn chịu nhiệt có khả năng chịu nhiệt từ 300 đến 600 độ C. Nếu bạn mua một sản phẩm sơn có mức độ chịu nhiệt thấp hơn, nó có thể không đủ để bảo vệ bề mặt. Ngược lại, nếu mua sơn có mức độ chịu nhiệt cao hơn, điều này có thể gây lãng phí tài chính không cần thiết.

    Môi trường làm việc của thiết bị cần sơn

    Môi trường làm việc của thiết bị cũng có ảnh hưởng đáng kể đến nhiệt độ của nó và việc lựa chọn loại sơn chịu nhiệt phù hợp.

    Ví dụ, nhiệt độ làm việc của thiết bị có thể thay đổi dựa trên môi trường xung quanh. Trong môi trường lạnh, nhiệt độ làm việc của thiết bị có thể giảm xuống. Ngược lại, trong môi trường nhiệt đới hoặc nắng nóng, nhiệt độ của thiết bị có thể tăng lên.

    Do đó, trước khi chọn loại sơn chịu nhiệt, bạn cần xem xét cách môi trường làm việc ảnh hưởng đến nhiệt độ của thiết bị. Điều này giúp bạn lựa chọn sản phẩm sơn chịu nhiệt phù hợp với điều kiện cụ thể của môi trường làm việc và đảm bảo tính hiệu quả của sản phẩm.

    Cách lựa chọn loại sơn chịu nhiệt phù hợp cho công trình

    7. Bảng Màu Sơn Chịu Nhiệt.

    Sơn chịu nhiệt là một loại sơn được sử dụng để bảo vệ bề mặt khỏi nhiệt độ cao. Chúng cũng có thể được sơn pha màu theo sở thích của khách hàng (tùy theo hãng). Bạn có thể lựa chọn màu sơn từ các mẫu có sẵn hoặc từ bảng màu của nhà sản xuất.

    Một số màu sơn chịu nhiệt phổ biến là màu ghi xám sáng và màu nhũ bạc và đen. Những màu này không chỉ có tính cách nhiệt tốt nhất mà còn có chi phí sản xuất thấp hơn so với những màu tươi như màu vàng tươi, đỏ tươi hay cam tươi.

    Như vậy, việc chọn loại sơn chịu nhiệt phù hợp không chỉ đảm bảo bề mặt kim loại được bảo vệ mà còn đảm bảo sự an toàn và hiệu suất của các thiết bị và công trình. Hãy luôn tìm hiểu kỹ về sản phẩm, sử dụng hướng dẫn và thực hiện sự lựa chọn thông minh để đảm bảo sự thành công của dự án của bạn.

    Hãy gọi ngay để Phân phối sơn giá sỉ hỗ trợ tư vấn cho quý vị hài lòng Hotline: 0902 915 234

    8. Địa Chỉ Mua Sơn Chịu Nhiệt Chính Hãng Giá Tốt.

    Để mua được sơn chịu nhiệt chính hãng các bạn hãy đến với Hệ thống phân phối sơn và hóa chất chống thấm Phân Phối Sơn Giá Sỉ. Với kinh nghiệm 15 năm trong ngành sơn nước chúng tôi cam kết sẽ mang tới quý khách hàng mức chiết khấu và dịch vụ tốt nhất thị trường.

    Khi đến với Phân phối sơn giá sỉ, Chúng tôi cam kết:

          

    Quý khách hàng của phân phối sơn giá sỉ có thể xem thông tin sản phẩm các loại Sơn chịu nhiệt và báo giá sơn chịu nhiệt công khai trên các nền tảng:

          

    Phân phối sơn giá sỉ Miền Nam: 

    • VP: 87H Bưng Ông Thoàn, P Phú Hữu, TP Thủ Đức, TP HCM
    • CN1: 662 Đỗ Xuân Hợp , Khu Phố Bến Cát, P Phước Bình, TP Thủ Đức, TPHCM
    • CN3: Lô I, Đường DE1, P Thới Hòa, TX Bến Cát, Bình Dương
    • CN5: 161, Đình Phong Phú, Phường Tăng Nhơn Phú B, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh

    Phân phối sơn giá sỉ Miền Trung: 

    • CN Đà Nẵng: 481 Tôn Đức Thắng, P Hoà Khánh Nam, Q. Liên Chiểu, TP Đà Nẵng
    • CN Quảng nam: 210 Hùng vương, TT Nam Phước, Duy Xuyên, Quảng Nam

    Phân phối sơn giá sỉ Miền Bắc: 

    • Kho Sơn Mykolor Miền Bắc: Số 8 Hưu Trí, Hà Cầu, Hà Đông ( đối diện 61 Bà Triệu, Hà Đông, Hà Nội)

    SĐT: 028 3535 2407 - Hotline: 0902 915 234 Liên hệ ngay để nhận được ưu đãi tốt nhất !

    Bài viết khác
    GIẢI PHÁP XÁC THỰC SẢN PHẨM CHÍNH HÃNG TỪ JOTUN

    GIẢI PHÁP XÁC THỰC SẢN PHẨM CHÍNH HÃNG TỪ JOTUN

    Với mong muốn bảo vệ quyền lợi của toàn thể Khách Hàng sử dụng sản phẩm sơn Jotun, từ ngày 01/04/2024, Jotun Việt Nam thông báo triển khai Giải Pháp Xác Thực Sản Phẩm Chính Hãng. Theo đó, bạn có thể kiểm tra đầy đủ thông tin nguồn gốc của sản phẩm bằng việc quét mã QR được in trên nhãn phụ sản phẩm.
    Sự khác nhau giữa sơn chịu nhiệt và sơn chống cháy

    Sự khác nhau giữa sơn chịu nhiệt và sơn chống cháy

    Sự phát triển của khoa học công nghệ nói chung kéo theo sự phát triển của nhiều ngành nghề lĩnh vực khác nhau trong đó có ngành sơn công nghiệp. Cùng với sự phát triển đó là sự hoàn thiện về sản phẩm có nhiều ưu điểm, công dụng chức năng, thẩm mỹ cao. Sơn chịu nhiệt độ cao và sơn chống cháy là những dòng sơn đặc biệt, tuy không phải là khái niệm mới nhưng rất dễ gây nhầm lẫn, chúng ta cùng tìm hiểu xem hai dòng sơn này khác nhau như thế nào nhé.
    Các loại sơn chống nóng hiệu quả nhất hiện nay và hướng dẫn thi công sơn chống nóng đạt chuẩn

    Các loại sơn chống nóng hiệu quả nhất hiện nay và hướng dẫn thi công sơn chống nóng đạt chuẩn

    Việc sử dụng sơn chống nóng để sơn lên tường nhà, mái nhà để hạn chế sự hấp thụ nóng là một trong những biện pháp chống nóng được coi là hữu hiệu nhất. Đặc biệt với việc sơn trên mái tôn các nhà xưởng, để đảm bảo chống nóng hiệu quả thì quy trình sơn cũng cần phải được tuân thủ để phát huy công dụng của sơn tốt nhất.
    Sơn giao thông và những điều bạn nên biết trước khi sử dụng

    Sơn giao thông và những điều bạn nên biết trước khi sử dụng

    Sơn giao thông thường được ứng dụng tại những địa điểm, vị trí có thời tiết khắc nghiệt, độ chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn, chịu được lực tải lớn và liên tục với lực bào mòn cao nhất trên những quốc lộ cao tốc trên hệ thống đường bộ của Việt Nam cũng như trong các khu đô thị dân cư đông đúc.
    Sơn kinh tế giá rẻ cho phòng trọ, nhà xưởng

    Sơn kinh tế giá rẻ cho phòng trọ, nhà xưởng

    Sơn kinh tế có tốt không? Vì sao trên thị trường lại phân biệt sơn kinh tế và sơn cỏ? Chất lượng của nó như thế nào? Liệu có đáng để bạn mua hay không? Và hàng loạt những câu hỏi liên quan đến vấn đề sơn cỏ giá rẻ. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến vấn đề này thì hãy cùng Phanphoisongiasi.com đi tìm lời giải đáp thỏa đáng nhất với bài viết sau.
    Chống thấm rồng đen có tốt không?

    Chống thấm rồng đen có tốt không?

    Chống thấm cho nhà bằng sơn rồng đen hiện nay được sử dụng rất phổ biến trong ngành xây dựng từ năm 1992. Từ khi xuất hiện trên thị trường sơn chống thấm rồng đen đã nhanh chóng nhận được sự yêu thích và tin tưởng của khách hàng. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu hết về sản phẩm sơn chống thấm rồng đen và những tính năng của nó.
    Keo chống thấm Taiko có tốt không? Hướng dẫn sử dụng và bảng giá sơn chống thấm Taiko

    Keo chống thấm Taiko có tốt không? Hướng dẫn sử dụng và bảng giá sơn chống thấm Taiko

    TAIKO NITTON là một chất chống thấm đặc biệt được sử dụng trong các công trình xây dựng. Công thức của nó sử dụng nhựa Acrylic chống nước, có khả năng ngăn chặn các vết nứt lên đến 0,2 mm. Sản phẩm này thích hợp cho việc chống thấm trong các công trình như tầng hầm, bể nước, bể bơi, sân thượng, nền nhà, bờ tường, sê nô, sàn nhà vệ sinh và nhiều ứng dụng khác.
    (CHIA SẺ) Kinh nghiệm mở đại lý sơn cho người mới bắt đầu

    (CHIA SẺ) Kinh nghiệm mở đại lý sơn cho người mới bắt đầu

    Mở đại lý sơn đang là một trong những xu hướng vô cùng thịnh hành hiện nay vì lợi nhuận rất cao và rủi ro lại thấp. Tuy nhiên, để kinh doanh sơn thành công thì không hề đơn giản. Có một sự thật là không có bí quyết nào giúp “mở đại lý sơn thành công 100%” nhưng có một điều chắc chắn là trước khi học cách để thành công hãy nắm vững những nguyên nhân gây thất bại để tránh và lập cho mình một kế hoạch chi tiết trước khi bắt đầu.
    Quy trình thi công sơn epoxy nền nhà xưởng

    Quy trình thi công sơn epoxy nền nhà xưởng

    Thi công sơn epoxy đòi hỏi quy trình chặt chẽ từ khâu pha sơn, xử lý bề mặt cho đến công đoạn hoàn thiện, bảo trì bảo dưỡng. Mỗi một công đoạn đều có tác động lớn đến các công đoạn sau. Đơn cử như bề mặt sàn xử lý không tốt, độ ẩm cao sẽ dẫn đến mặt sơn sàn phồng rộp bong chóc, nhanh hư hỏng… Bài viết này Phân phối sơn sẽ hướng dẫn quý khách hàng nắm quy trình thi công sơn epoxy nền nhà xưởng từ A đến Z
    Top 9 dòng sơn nước ngoại thất tốt nhất và bảng giá

    Top 9 dòng sơn nước ngoại thất tốt nhất và bảng giá

    Top 9 Loại sơn ngoại thất tốt nhất hiện nay · Sơn ngoại thất Jotun · Sơn ngoại thất Dulux · Sơn ngoại thất Kova · Sơn ngoại thất Mykolor · Sơn ngoại thất Nippon. Sơn ngoại thất Maxilite. Sơn ngoại thất Toa. Sơn ngoại thất Spec. Sơn ngoại thất Aoni. Chi tiết liên hệ Hotline 0902 915 234 để được tư vấn
    0909114037 0906348115 0904565482 0935984546
    CN Miền Nam: 0909114037
    CN Hà Nội: 0906348115
    CN Miền Tây: 0904565482
    CN Đà Nẵng: 0935984546
    0
    Zalo
    Hotline: 0931131069