Sự khác nhau giữa sơn chịu nhiệt và sơn chống cháy
22, tháng 03 ,năm 2024
SƠN CHỊU NHIỆT ĐỘ CAO vàSƠN CHỐNG CHÁYlà những dòng sơn đặc biệt, tuy không phải là khái niệm mới nhưng rất dễ gây nhầm lẫn. Sự phát triển của khoa học công nghệ nói chung kéo theo sự phát triển của nhiều ngành nghề lĩnh vực khác nhau trong đó có ngành sơn công nghiệp. Cùng với sự phát triển đó là sự hoàn thiện về sản phẩm có nhiều ưu điểm, công dụng chức năng, thẩm mỹ cao. chúng ta cùng tìm hiểu xem hai dòng sơn này khác nhau như thế nào nhé...
Hiện nay sự phát triển của ngành sản xuất sơn nói chung và sơn công nghiệp nói riêng theo nhu cầu của xã hội. Sơn chịu nhiệt độ cao và sơn chống cháy là hai khái niệm rất khác nhau. vậy Sơn chịu nhiệt là gì?Sơn chống cháy là gì?Sự khác nhau giữa sơn chịu nhiệt và sơn chống cháy? Hãy cùng Phanphoisongiasi.com tìm hiểu chi tiết dưới bài viết sau đây.
Sơn chịu nhiệtlà loại sơn đặc biệt chịu được nhiệt độ từ 200 độ C, 300 độ C, đến 600 độ C, lên đến 1000 độ C. Sơn chịu nhiệt có thể chống lại nhiệt độ, lửa, rỉ sét, khói. Nó được thiết kế để chịu được nhiệt độ cao trong khoảng thời gian dài nhưng không thể ngăn chặn được các vật liệu dễ cháy như gỗ. Sơn chịu nhiệt cũng không được thiết kế để dập lửa. Nó chỉ làm giảm cơ hội cháy và giảm tốc độ cháy trong khoảng thời gian giới hạn.
Loại sơn này thường được sử dụng trong những thiết bị trong môi trường nhiệt độ cao như lò sưởi, động cơ máy phát điện, bô xe máy, lò đồ, lò nung, kiềng bếp ga,…
Về bản chất của sơn chịu nhiệt là gì, thì đây là dòng sơn có gốc Silicone, pha trộn thêm các thành phần khác là: bột màu, bột độn, chất tạo màng, dung môi và phụ gia. Vật liệu sẽ được phủ một lớp sơn lên trên toàn bộ bề mặt giúp sản phẩm đó chống lại được tác động của nhiệt độ và những ảnh hưởng từ bên ngoài môi trường.
Đối với dòng sơn chịu nhiệt, người ta sẽ phân chia các loại dựa trên cấp độ hay đặc tính nhiệt độ. Phổ biến nhất trên thị trường hiện nay gồm có những loại như sau:
Sơn chịu nhiệt 200 độ C: Là loại sơn có khả năng chịu được mức nhiệt tối đa 200 độ C, phù hợp với những sản phẩm như nồi hơi, bếp lò, ống bê xe, động cơ tàu, dây chuyền hấp, máy làm thoáng khí.
Sơn chịu nhiệt 300 độ C: Dòng sơn có khả năng giữ được độ bền, độ bám dính, màu sắc trong phạm vi nhiệt độ 300 độ C. Với mức nhiệt này phù hợp với các vật liệu trong buồng đốt sấy, dây chuyền sấy nóng, hệ thống ống khí thải công nghiệp, bếp đun, ống xả nhiệt,…
Sơn chịu nhiệt 600 độ C: Dòng sơn có khả năng chịu được mức nhiệt lên đến 600 độ C tương đương 1112 độ F. Loại sơn chịu nhiệt này thường được ứng dụng để phủ trên bề mặt các đường ống xả, ống khói, lò sưởi, nồi hơi.
Sơn chịu nhiệt 800 độ C: Mức nhiệt có thể chống chọi được của dòng sơn này lên đến 800 độ C, được dùng nhiều trong các đường khí thải công nghiệp, các đường dẫn nóng.
Sơn chịu nhiệt 900 độ C: Loại sơn cho bề mặt vật liệu kim loại trong môi trường nhiệt độ cao nhất là 900 độ C, ví dụ như ống xả xe, lò nung, tủ sấy,…
Sơn chịu nhiệt 1000 độ C – 1200 độ C: Đây là dòng sơn chịu được mức nhiệt cao nhất trên thị trường hiện nay, có độ bám dính cực tốt sử dụng trong môi trường khắc nghiệt.
Sơn chống cháy là sơn chống được cháy lan tỏa ra từ ngọn lửa. Trong quá trình lan tỏa ra từ ngọn lửa sơn chống cháy phát ra từ một khí trơ để làm chậm lại và ngăn chặn sự lan truyền của lửa từ bề mặt. Các thành phần sơn sẽ trương phồng lên khi gặp lửa. Phồng lên gấp 40-70 lần so với ban đầu. Tạo ra một lớp xốp bảo vệ tiếp xúc trực tiếp với lửa.
Thực tế, sơn được cấu thành từ một số nguyên liệu phổ biến như: hợp chất Acrylic, Alkyd, vỏ trấu, Epoxy và một số các loại hoá chất phụ gia. Theo đó, mỗi loại sơn lại có những ưu và nhược điểm nhất định.
Có những loại sơn chống cháy nào?
Có nhiều loại sơn chống cháy khác nhau, mỗi loại có những tính chất và ưu nhược điểm riêng. Một số loại sơn chống cháy phổ biến nhất bao gồm:
Sơn chống cháy gốc nước: là loại sơn được làm từ các thành phần gốc nước, không chứa hóa chất độc hại. Sơn chống cháy gốc nước có ưu điểm là thân thiện với môi trường, dễ thi công và có giá thành thấp. Tuy nhiên, sơn chống cháy gốc nước có nhược điểm là khả năng chống cháy không cao.
Sơn chống cháy gốc dầu: là loại sơn được làm từ các thành phần gốc dầu, có khả năng chống cháy cao hơn sơn chống cháy gốc nước. Sơn chống cháy gốc dầu có ưu điểm là có khả năng chống cháy cao, dễ thi công và có giá thành tương đối rẻ. Tuy nhiên, sơn chống cháy gốc dầu có nhược điểm là không thân thiện với môi trường và có mùi khó chịu.
Sơn chống cháy gốc epoxy: là loại sơn có khả năng chống cháy cao nhất trong các loại sơn chống cháy. Ưu điểm là có khả năng chống cháy cao, chịu được nhiệt độ cao và có độ bền cao. Tuy nhiên, nhược điểm là giá thành cao và khó thi công.
Cơ chế hoạt động của sơn chống cháy
Sơn có thể chống cháy nổ trong thời gian từ 1 tiếng, 1 tiếng 30 phút, 2 tiếng, 2 tiếng 30 phút hoặc 3 tiếng tùy vào chất lượng sơn và nhu cầu công trình. Tuy nhiên, cơ chế hoạt động chung như sau:
Nhiệt độ bắt đầu là 150 độ C, chất xúc tác sẽ tạo phản ứng và tạo ra Acid Phosphoric.
Ở nhiệt độ lớn hơn 300 °C, các khí không bắt lửa sẽ được sinh ra đồng thời tạo lên một lớp đất có hình dạng tổ ong. Các khí cùng với lớp bọn này có tác dụng cách nhiệt hiệu quả.
Trong trường hợp nhiệt độ bắt đầu lớn hơn 500 °C, thì một chất tương tự gốm được hình thành, nhờ sự kết hợp của các chất trong màng sơn.
Khi nhiệt độ tăng cao, cụ thể là cao hơn quá trình cacbon hoá, sẽ có một lớp cách ly được hình thành giúp làm giảm nhiệt độ trên bề mặt.
Khi lớp nhựa sơn chống cháy được chảy mềm, thì một lớp sơn gốm chắc sẽ được hình thành, chịu được nhiệt độ trong khoảng hơn 1000 °C. Lớp sơn gốm chắc này có vai trò làm giảm nhiệt độ bề mặt, chịu được mài mòn và tạo thêm chất kết dính.
Chất kết dính mềm ra. Một lớp vỏ giãn nở hơn 80 lần thông thường được hình thành trên bề mặt sơn. Khí CO2 không thoát được ra ngoài vì bị giữ lại.
Như vậy, với cơ chế trên, sơn chống cháy có khả năng ngăn sự di truyền của lửa, chặn nhiệt lượng truyền tải khi lửa tiếp xúc với bề mặt có sơn. Điều này sẽ giúp bảo vệ được các thiết bị, tài sản trong nhà, trong xưởng. Hạn chế sự biến dạng của các thiết bị đồ vật do lửa gây nên.
Quá trình chống cháy thậm chí có thể dài hơn được từ 3 đến 4 tiếng, nhờ mức độ giãn nở của màng sơn khi gặp nhiệt độ cao. Nhìn chung, ở mỗi giai đoạn thì lớp chống cháy sẽ phát huy mỗi tác dụng khác nhau. Mục đích cuối cùng vẫn là giúp giảm tối thiệt hại về con người và tài sản.
Sự khác nhau giữa sơn chịu nhiệt và sơn chống cháy?
Như vậy kết luận để mọi người dễ hiểu sự khác nhau giữa sơn chịu nhiệt và sơn chống cháy cơ bản là một loại sơn chỉ chịu được nhiệt độ cao và một loại sơn chống được cháy do lửa gây ra.
2. Ứng dụng của sơn chịu nhiệt và sơn chống cháy trong thực tế
Sự khác nhau giữa sơn chịu nhiệt và sơn chống cháy còn khác nhau về chỗ ứng dụng của sản phẩm.
Ứng dụng của sơn chịu nhiệt:
Nồi hơi: Thiết bị làm nóng nước hoặc các chất lỏng khác nhau để tạo ra nhiệt và hơi nước. Nồi hơi có nhiệt độ cực kỳ cao, đo là lý do vì sao sơn chịu nhiệt và điều bắt buộc đới với thiết bị này.
Lò sưởi: Sơn chịu nhiệt có thể chịu được nhiệt độ cao và ngọn lửa từ lò sưởi
Bếp nướng: Thiết bị này liên tục tiếp xúc với ngọn lửa trần, than và khói
Lò nướng: Được thiết kế để chịu được nhiệt độ rất cao, vài trăm đến cả nghìn độ
Ống khói: Phải chịu được nhiệt độ cao và lâu dài
Quạt: Sơn chịu nhiệt được phủ lên thiết bị này sẽ ngăn chặn sự hình thành rỉ sét và bảo vệ bề mặt khỏi sự hình thành dầu mỡ và độ ẩm.
Hệ thống truyền và xả ở xe: Ở vị trí này sơn thông thường sẽ bị hao mòn làm suy giảm khả năng hoạt động của xe. Sơn chịu nhiệt khả năng chống nóng và tồn tại lâu dài.
3. Ưu và nhược điểm của sơn chịu nhiệt và sơn chống cháy
Ưu và nhược điểm của sơn chịu nhiệt
Đối với mỗi một loại sơn đều sở hữu những ưu nhược điểm, giúp phù hợp với một mục đích cụ thể. Bạn cần nắm được đặc điểm một cách chi tiết để việc lựa chọn sơn đáp ứng những tiêu chí mà vật liệu cần. Đối với dòng sơn chịu nhiệt thì ngoài khả năng chịu được mức nhiệt cao thì vẫn có những đặc tính khác, cụ thể như sau:
Ưu điểm của sơn chịu nhiệt
Sơn chịu nhiệt là một dòng sơn dễ dàng sử dụng, có thể sử dụng trực tiếp hoặc sau khi pha trộn theo hướng dẫn của nhà sản phẩm. Lớp sơn có độ bám dính cao, màu sơn cứng, thời gian khô tương đối nhanh nên giúp quá trình thi công diễn ra nhanh chóng. Bên cạnh đó, nhờ những đặc tính của thành phần đã giúp cho sản phẩm sau khi sơn có những ưu điểm nổi bật như sau:
Bảo vệ cho bề mặt kim loại khỏi tác động của nhiệt độ cao: Lớp sơn bên ngoài bao phủ toàn bộ vật liệu giúp tăng khả năng chịu nhiệt từ 200 – 1200 độ C.
Tăng khả năng chống lại các ảnh hưởng từ bên ngoài môi trường: Nhờ thành phần chính gồm có nhựa Silicon, chất tạo màng,.. có khả năng cách điện, chống mài mòn, không bị vàng hóa, han gỉ theo thời gian.
Tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm: Vì sơn được pha trộn thêm bột màu, cùng một số chất phụ gia do đó sau khi lớp sơn khô sẽ cho ra màu sắc bắt mắt theo ý muốn, có độ bóng cao. Từ đó, không chỉ giúp sản phẩm tăng độ bền vào có có tỉnh thẩm mỹ, hạn chế xây xước đến phần phôi vật liệu
Nhược điểm của sơn chịu nhiệt
Bên cạnh những ưu điểm, thì dòng sơn chịu nhiệt này vẫn tồn tại một số vấn đề, có thể không phù hợp với tiêu chí cản bạn. Trong đó dòng sơn này hạn chế về màu sắc nên bạn cần tham khảo bảng màu trước để phù hợp với vị trí trước khi sơn.
Ngoài ra, để sơn phát huy được những công dụng trên được tốt nhất, bạn cần xử lý bề mặt vật liệu cẩn thận, đảm bảo sạch sẽ. Không để các vết bẩn, dầu mỡ hay các vết han gỉ cũ. Đồng thời, cần một lớp sơn lót có khả năng chống gỉ sét để tăng độ bền cho vật liệu được lâu dài hơn.
Ưu và nhược điểm của sơn chống cháy
Ưu điểm của sơn chống cháy
Sơn chống cháy ngày càng được ưa chuộng do những ưu điểm của nó như:
Tăng khả năng chống cháy cho các công trình xây dựng, nhà ở, kho xưởng,…
Ngăn chặn ngọn lửa lan rộng, bảo vệ tính mạng và tài sản của con người.
Tạo ra lớp màng ngăn cách giữa lửa và các vật dụng, tài sản, giúp giảm thiểu thiệt hại do cháy gây ra.
Dễ thi công, có thể thi công cho nhiều loại bề mặt khác nhau.
Có nhiều loại sơn chống cháy khác nhau, phù hợp với nhiều nhu cầu sử dụng.
Sơn chống cháy là một trong những giải pháp chống cháy thụ động hàng đầu hiện nay. Tùy theo định mức thi công sơn, sơn chống cháy có thể đạt được tiêu chuẩn chống cháy 30 phút, 60 phút, 120 phút và trong một số trường hợp có thể lên đến 150 phút.
Khoảng thời gian này là đủ cho việc sơ tán, thoát khỏi hỏa hoạn và đội ngũ PCCC có thể kiểm soát được đám cháy, giảm tối đa thiệt hại về người và của do đám cháy gây ra, có thể áp dụng cho nhiều bề mặt
Nhược điểm của sơn chống cháy
Chống cháy" gần như một cách hiểu sai. Không có loại vật liệu nào có thể hoàn toàn chống cháy. Sơn chống cháy chỉ làm chậm quá trình cháy. Cách tốt nhất đó là giảm tối đa những vật liệu dễ cháy trong nhà.
Một vài nhược điểm có thể kể đến của sơn chống cháy như:
Giá thành cao hơn các loại sơn thông thường.
Một số loại sơn chống cháy có thể chứa hóa chất độc hại, cần phải bảo hộ khi thi công.
Một số loại sơn chống cháy có thể có mùi khó chịu. Cần thi công nơi thông thoáng.
Sơn chống cháy là một giải pháp hiệu quả để bảo vệ con người và tài sản khỏi nguy cơ cháy nổ. Khi lựa chọn sơn chống cháy, cần phải căn cứ vào nhu cầu sử dụng và tính chất của bề mặt cần thi công để chọn loại sơn phù hợp.
4. Hướng dẫn sử dụng sơn chịu nhiệt và sơn chống cháy
Điều kiện bắt buộc khi thi công sơn chống cháy
Quy trình thi công sơn chống cháy theo tiêu chuẩn TCVN 8789:2011 cần đáp ứng 4 điều kiện sau:
Độ ẩm không khí: không thi công khi độ ẩm trên 85%.
Nhiệt độ môi trường: Không thi công khi nhiệt độ dưới 5°C hoặc trên 45°C.
Nhiệt độ bề mặt thép: Tối thiểu lớn hơn nhiệt độ điểm sương là 3°C. Nhiệt độ quá cao có thể gây hư hại màng sơn, do vậy điều kiện thi công cần điều chỉnh khi nhiệt độ trên 50°C, chẳng hạn như việc chuyển đổi thời gian làm việc vào buổi sáng hay chiều tối, che chắn hay chuyển vào trong công xưởng.
Các điều kiện khác: Hạn chế sự nhiễm bẩn từ việc thổi cát, từ bụi sơn… Ngừng thi công khi trời có mưa, tuyết, sương mù, gió mạnh hay bão, để tránh việc hư hại hay phá hủy màng sơn và sự tổn thất sơn.
Quy trình sơn chống cháy 5 bước đạt chuẩn Việt Nam
Quy trình sơn chống cháy 5 bước đạt tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8789:2011 gồm
Làm sạch bề mặt kim loại theo chuẩn SA 2.0 trở lên
Phun lớp sơn chống rỉ phù hợp
Hoàn thiện phủ lớp sơn chống cháy
Hoàn thiện lớp sơn phủ màu sắc
Tiến hành nghiệm thu công trình theo tiêu chuẩn TCVN 8789:2011
Bước 1: Làm sạch bề mặt khung sắt thép kim loại
Đây là bước quan trọng quyết định tính hiệu quả và tính thẩm mỹ mà dòng sơn chống cháy mang lại. Bề mặt kim loại phải vừa sạch vừa khô theo tiêu chuẩn SA 2.0 trở lên. Tiêu chuẩn SA 2.0 là bề mặt làm sạch bằng phun cát kỹ. Các vết gỉ, cặn bẩn được tẩy sạch để lộ hầu hết bề mặt nền, sau đó được làm sạch lại bằng không khí khô nén, hoặc bàn chải làm sạch. Việc làm sạch bề mặt theo tiêu chuẩn SA giúp cho màng sơn bám dính tốt hơn và hiệu quả chống ăn mòn cao hơn; đồng thời tạo nhám bề mặt đạt tiêu chuẩn nhanh nhất
Mẹo kiểm tra bề mặt kim loại đã sạch hay chưa?
Theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8790: 2011, có 2 cách đơn giản để kiểm tra độ sạch của bề mặt kim loai:
Kiểm tra độ sạch bụi, sơn, gỉ… trên bề mặt thép: dùng kính lúp có độ phóng đại 6 lần soi trên bề mặt bán thép để quan sát. Nếu không thấy bụi bẩn là đạt yêu cầu.
Kiểm tra độ sạch mỡ, dầu: nhỏ 2-3 giọt xăng lên bề mặt thép đã được làm sạch. Sau thời gian ít nhất 15 s, dùng giấy lọc thấm xăng còn đọng lại trên mặt bản thép. Nhỏ xăng sạch lên mặt giấy lọc cùng loại để kiểm tra. Sau khi hai tờ giấy lọc đã bay hết xăng, nếu màu sắc của hai vết xăng đã bay hơi giống nhau là đạt yêu cầu về độ sạch dầu mỡ.
Bước 2: Phun lớp sơn lót chống rỉ phù hợp
Sơn lót là lớp sơn tiếp xúc trực tiếp với bề mặt được sơn. Vai trò của sơn lót vô cùng quan trọng, nó giúp chống gỉ cho thép và tạo độ bám cho lớp sơn chống cháy.
Trong quá trình sơn lót chống gỉ, cần đảm bảo sơn đều bề mặt vật liệu; độ dày khoảng 50 µm - 80 µm trên bề mặt và thời gian khô tối đa là 30 phút. Sau khi sơn xong toàn bộ số lớp sơn chống gỉ cần nghiệm thu đầy đủ các chỉ tiêu kỹ thuật quy định tại TCVN 8789:2011 về độ bám dính, tổng chiều dày các lớp sơn trên mặt thép, sau đó mới chuyển sang sơn lớp sơn phủ.
Bước 3: Hoàn thiện phủ lớp sơn chống cháy
Sau khi lớp sơn lót chống rỉ khô thì tiến hành phun sơn phủ chống cháy lên bề mặt cần thi công. Sơn phủ chống cháy là lớp sơn chính ngăn cách giữa lửa và bề mặt thép cần bảo vệ. Thời gian chống cháy của lớp sơn này phụ thuộc vào độ dày của lớp sơn được phun lên.
Lưu ý:
Sau khi hoàn thiện nên dùng dụng cụ đo độ dày sơn để kiểm tra.
Nên sử dụng béc phun lớp phủ trong quá trình phun sơn để bề mặt được đẹp hơn.
Cần đảm bảo màng sơn đã khô và đạt độ dày tiêu chuẩn kiểm định sau khi hoàn thiện lớp phủ sơn chống cháy.
Bước 4: Hoàn thiện lớp sơn phủ màu sắc
Sau khi hoàn tất sơn chống cháy, bạn cần sơn thêm một lớp sơn phủ màu sắc để tăng tính thẩm mỹ cho công trình. Sơn phủ vừa là lớp sơn ngoài cùng có vai trò như một lớp bảo vệ, lại vừa là để trang trí.
Lưu ý:
Không nên sơn trên sắt thép rỉ sét hoặc còn dính dầu mỡ.
Nếu có, hãy dùng dầu hôi, xăng xe máy hoặc dung môi phù hợp để làm sạch
Bước 5: Nghiệm thu chất lượng thi công sơn chống cháy theo tiêu chuẩn quốc gia
Theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8790:2011, có 3 bước nghiệm thu chất lượng thi công sơn chống cháy như sau:
Kiểm tra thời gian khô của sơn, thời gian sơn giữa các lớp sơn theo nhà sản xuất quy định.
Kiểm tra độ dày và độ bám dính của các lớp sơn chống gỉ (trước khi sơn lớp sơn phủ) và của toàn bộ các lớp sơn (sau khi kết thúc sơn phủ). (TCVN 2097:1993).
Kiểm tra độ phủ của sơn trên các góc cạnh, đầu bulông, khe tiếp giáp nhiều lớp thép và các khuyết tật khác để hướng dẫn cho người thi công thực hiện đúng công nghệ do nhà sản xuất quy định.
5. Mua chống cháy, sơn chịu nhiệt chính hãng ở đâu?
Hiện nay Phân phối sơn giá sỉ chúng tôi cung cấp đầy đủ các dòng sản phẩm sơn chống cháy cùng với đội ngũ kỹ thuật nhiều kinh nghiệm và máy móc thiết bị test đầy đủ cho lĩnh vực sơn chống cháy, rất mong được tư vấn hỗ trợ và hợp tác với quý khách hàng.
Với kinh nghiệm 15 năm trong ngành sơn nước chúng tôi cam kết sẽ mang tới quý khách hàng mức chiết khấu và dịch vụ tốt nhất thị trường.
Khi đến với Phân phối sơn giá sỉ, Chúng tôi cam kết:
Quý khách hàng của phân phối sơn giá sỉ có thể xem thông tin sản phẩm Sơn Chịu Nhiệt và sơn chống cháy công khai trên các nền tảng:
Phân phối sơn giá sỉ Miền Nam:
VP: 87H Bưng Ông Thoàn, P Phú Hữu, TP Thủ Đức, TP HCM
CN1: 662 Đỗ Xuân Hợp , Khu Phố Bến Cát, P Phước Bình, TP Thủ Đức, TPHCM
CN3: Lô I, Đường DE1, P Thới Hòa, TX Bến Cát, Bình Dương
CN5: 161, Đình Phong Phú, Phường Tăng Nhơn Phú B, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh
Phân phối sơn giá sỉ Miền Trung:
CN Đà Nẵng: 481 Tôn Đức Thắng, P Hoà Khánh Nam, Q. Liên Chiểu, TP Đà Nẵng
CN Quảng nam: 210 Hùng vương, TT Nam Phước, Duy Xuyên, Quảng Nam
Phân phối sơn giá sỉ Miền Bắc:
Kho Sơn Mykolor Miền Bắc: Số 8 Hưu Trí, Hà Cầu, Hà Đông ( đối diện 61 Bà Triệu, Hà Đông, Hà Nội)
SĐT: 028 3535 2407 - Hotline: 0902 915 234 Liên hệ ngay để nhận được ưu đãi tốt nhất !
sơn hiệu ứng mang phong cách Wabi Sabi – xu hướng thiết kế nổi bật với vẻ đẹp của sự tự nhiên, bất hoàn hảo và tối giản. Ứng dụng sơn Wabi Sabi vào không gian sống giúp mang đến cảm giác bình yên, thư giãn và đậm chất nghệ thuật.
SƠN EPOXY RAINBOW là sản phẩm sơn cao cấp của hãng sơn hàng đầu Đài Loan. Đây là dòng sơn tương đối uy tín và cũng nhận được rất nhiều sự tin tưởng của người tiêu dùng tại Việt Nam.Vậy cụ thể sơn Epoxy Rainbow này có gì khác với các dòng sơn Epoxy thông thường? Có bao nhiêu loại và ứng dụng của chúng là gì? Mời các bạn cùng theo dõi một số chia sẻ sau đây của Phân phối sơn giá sỉ nhé!
Chống thấm Neomax là dòng sản phẩm cao cấp được thiết kế để bảo vệ các công trình xây dựng khỏi tác động của nước và ẩm mốc. Với công nghệ tiên tiến, Neomax cung cấp nhiều giải pháp chống thấm hiệu quả, đảm bảo độ bền và tuổi thọ cho công trình.
Trong ngành xây dựng và bảo trì, việc đảm bảo tính bền vững và chống thấm cho công trình luôn là một ưu tiên hàng đầu. Hiểu rõ điều này, Aoni đã nghiên cứu và phát triển hai sản phẩm chống thấm ưu việt: Aoni A1000 và Aoni Waterproof pha xi măng. Cùng khám phá những đặc điểm nổi bật và lợi ích mà bộ đôi sản phẩm này mang lại cho công trình của bạn.
Sơn Epoxy gốc nước đang ngày càng trở thành lựa chọn hàng đầu cho các công trình xây dựng, đặc biệt là trong việc bảo vệ và trang trí sàn nhà. Vậy điều gì đã tạo nên sức hút đặc biệt này?
Rỉ sét là vấn đề thường gặp và gây ra nhiều phiền toái cho người sử dụng các vật dụng kim loại. Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ hiện đại, chúng ta đã có chất tẩy rỉ – giải pháp hiệu quả giúp loại bỏ rỉ sét một cách nhanh chóng và dễ dàng.
Khởi nguồn từ niềm đam mê trang trí tường thẩm mỹ, nhà sáng lập Sơn hiệu ứng AONI mong muốn thương hiệu sẽ mang lại giá trị tinh thần ý nghĩa cho khách hàng bằng cách khoác lên những bức tường nhà tưởng chừng như vô tri “lớp áo” đầy màu sắc và cuốn hút. Một lớp nền đẹp không những giúp không gian sống được nâng tầm đẳng cấp mà còn tạo nhiều cảm xúc tốt đẹp cho người nhìn.
QUICSEAL là thương hiệu chống thấm uy tín và chất lượng hàng đầu tại Việt Nam, được nhiều nhà thầu và chủ đầu tư tin dùng. Với công nghệ tiên tiến và nguyên liệu cao cấp, Quicseal mang đến những giải pháp chống thấm toàn diện cho mọi công trình, từ nhà ở dân dụng đến các dự án lớn.
Bạn đang muốn "F5" không gian sống của mình nhưng lại e ngại những phương pháp trang trí truyền thống nhàm chán? Đừng lo, sơn hiệu ứng chính là giải pháp hoàn hảo dành cho bạn! Với khả năng biến hóa đa dạng, sơn hiệu ứng đang dần trở thành xu hướng trang trí nội thất được ưa chuộng nhất năm 2024.
Một thực tế đáng buồn là hầu hết các gia chủ sau khoảng thời gian sống chung với thấm dột thì mới bắt đầu chủ động tìm hiểu nguyên nhân và tiến hành khắc phục. Hoặc nhà bị thấm dột suốt mùa mưa, sau đó mới xử lý chỗ thấm. Đây được gọi là đi ngược với quy trình, hoặc có thể nói việc chống thấm từ lúc mới xây dựng bị xem nhẹ, bỏ qua, thi công sai kỹ thuật.