SƠN PU LÀ GÌ? HƯỚNG DẪN CÁCH PHA VÀ KỸ THUẬT THI CÔNG SƠN PU

Hỗ trợ khách hàng 24/7
0931131069
0902915234
SƠN PU LÀ GÌ? HƯỚNG DẪN CÁCH PHA VÀ KỸ THUẬT THI CÔNG SƠN PU

                    30, tháng 11 ,năm 2023

    Phân phối sơn giá sỉ xin Chia sẻ thông tin về sơn PU. Tìm hiểu sơn PU là gì? Thành phần, cấu tạo của loại sơn này. Tham khảo một số kỹ thuật và cách pha sơn PU cùng bảng giá ở phần cuối bài viết.

    1. SƠN PU LÀ GÌ?

    Sơn pu là gì?

    Sơn PU là gì?  tiếng Anh Pu có nghĩa là Polyurethane, đây là một loại polymer được ứng dụng nhiều trong cuộc sống hàng ngày. Chúng tồn tại ở 2 dạng là dạng cứng và dạng bột, trong đó dạng bọt thường được dùng làm nệm mút cho các ghế ngồi trong xe hơi hoặc bảo vệ các dụng cụ dễ vỡ.

    Thông thường, sơn PU thường được dùng làm vecni đánh bóng và bảo vệ đồ gỗ như giường, tủ, bàn ghế, tạo nên một bề mặt nhẵn bóng, bắt mắt và bảo vệ trước những nhân tố bên ngoài.

    3 loại thành phần chính của sơn PU bao gồm:

    • Sơn lót: Làm phẳng bề mặt, che các khuyết điểm giúp sản phẩm đẹp hơn.
    • Sơn màu: Thường có trong loại sơn Pu dành cho gỗ, tùy theo khách hàng yêu cầu.
    • Sơn bóng: Đây là cách pha sơn nhằm tạo độ bóng bề mặt cho cả quá trình sơn PU cho gỗ.

    Tạm kết: Bạn có thế hiểu, Sơn PU là một loại chất hóa học có tác dụng bảo vệ,  đánh bóng và tạo màu cho gỗ, các tấm ván gỗ công nghiệp. Phủ PU sẽ có vân mịn và màu bóng đẹp mắt.

    >>> Xem thêm: cách pha sơn PU

    2. TÍNH CHẤT CỦA SƠN PU LÀ GÌ? ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM SƠN PU?

    Sơn PU có những thành phần hóa học nào?

    Khác với những loại sơn truyền thống thông thường, sơn PU có những thành phần hóa học như sau:

    • Chất kết dính: polyisocyanate hoặc polyols biến tính có sẵn nhóm isocyante chưa bị kích hoạt (đối với loại sơn 1 thành phần) polyols hoặc polyester polyols (đối với loại sơn 2 thành phần 2K PU).
    • Chất đóng rắn:  MDI, polyisocyanate (Chỉ dành cho loại sơn PU hai thành phần).
    • Màu: màu che phủ (titan dioxit, bari sunfat, carbon black,…) + màu độn (Chỉ dành cho sơn PU màu).
    • Hệ dung môi: Là các dung môi có tác dụng hòa tan, pha loãng chất kết dính và chất đóng rắn. Dung môi của sơn PU cũng yêu cầu không có hoạt tính với isocyanate (Không có chứa nhóm hydroxyl hoạt động).

    2.1 Ưu điểm của sơn pu:

    Không phải ngẫu nhiên sơn Pu được sử dụng rộng rãi để đánh bóng cho gỗ. Bởi dòng sơn này có nhiều ưu điểm nổi bật như sau:

    • Không bị phai màu trong quá trình sử dụng;
    • Độ bám dính tốt;
    • Độ cứng cao;
    • Độ bền và độ uốn tốt;
    • Chịu được thời tiết khắc nhiệt và nhiệt đới gió mùa của Việt Nam;
    • Đảm bảo hàm lượng chất rắn;
    • Có độ bóng cao;
    • Khả năng chống ố vàng hiệu quả;
    • Màu sắc đẹp mắt;
    • Dễ dàng sử dụng

    2.2 Nhược điểm:

    • Yêu cầu tay nghề thi công
    • Thời gian khô chậm
    • Không kháng dung môi tốt

    3. CÁC DÒNG SƠN PU PHỔ BIẾN

    Hiện nay, các loại sơn Pu khá phổ biến, khách hàng có thể dễ dàng mua ở bất kỳ đại lý nào. Tùy vào tính chất, thành phần, cách sử dụng, sơn Pu sẽ được chia thành những loại chính sau:

    3.1. Sơn Pu Dòng 1k

    Sơn Pu 1k là sơn có 1 thành phần được phân phối từ Alkyd chất lượng cao cấp. Dòng sơn này chủ yếu được sử dụng để trang trí và làm bề mặt cho các đồ nội thất có chất liệu từ gỗ, kim loại hoặc gốm…

    Về ưu điểm, sơn Pu 1k có những ưu điểm sau:

    • Độ cứng cao;
    • Hàm lượng rắn cao;
    • Bám dính tốt;
    • Chịu thời tiết, chống ố vàng;
    • Màu sắc tươi đẹp, độ bóng cao;
    • Độ bền và độ uốn tốt;
    • Không phai màu;
    • Dễ sử dụng.

    Tuy nhiên, nhược điểm của sơn Pu 1k đó khả năng chống trầy xước, va đập không cao. Ngoài ra, sơn không có tác dụng kháng nước hay dung môi khác.

    3.2. Sơn Pu Hai Thành Phần

    Sơn Pu hai thành phần hay còn gọi là sơn Pu 2k. Dòng sơn này có thể sử dụng cho các nguyên liệu như gỗ, tre, nứa hay sơn lót cho kim cái.

    Ưu điểm của sơn Pu 2k gồm:

    • Đa dạng về màu sắc;
    • Dễ pha màu;
    • Độ bền tốt;
    • Độ cứng và bám dính cao;
    • Có khả năng chống va đập.

    Nhược điểm của sơn Pu 2k đó là thời gian khô lâu và không kháng được dung môi khác.

    3.3. Sơn Pu Epoxy

    Sơn PU Epoxy được sử dụng khá phổ biến, có cấu tạo từ nhựa epoxy resin và chất đóng rắn polyamide. Dòng sơn này có thể dùng để phun lên các chất liệu như kim loại, sàn gỗ, bê tông cốt thép hay dàn thép kéo.

    Ưu điểm của sơn PU Epoxy gồm:

    • Độ mạnh và độ cứng tốt;
    • Độ bóng cao;
    • Có độ kết dính tốt.

    Tuy nhiên, nếu sử dụng sơn này đòi hỏi thợ sơn phải có nhiều kinh nghiệm. Đồng thời, phải có dung cụ chuyên dụng để phun.

    Một nhược điểm khác đó là sơn PU Epoxy có độ bền thấp trong dung dịch khác, thời gian khô lâu.

    3.4. Sơn PU NC MOD

    Ưu điểm nổi bật của sơn Pu NC Mod đó là có độ bền cao, chịu được ma sát, không bị mài mòn. Ngoài ra, thời gian cứng và khô rất nhanh, giúp tiết kiệm thời gian.

    Tuy nhiên, nếu dòng sơn này tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời trong thời gian dài. Màu sơn sẽ bị ố vàng mất thẩm mỹ. Do đó, hầu hết dòng sơn này chủ yếu được dùng ở trong nhà.

    4. HƯỚNG DẪN CÁCH PHA VÀ KỸ THUẬT THI CÔNG SƠN PU

    4.1 Cách pha màu sơn PU

    Trước khi sử dụng sơn Pu, các bạn cần phải tiến hành pha sơn. Theo đó, cách pha màu sơn Pu như sau:

    • Pha sơn lót: 2 lót + 1 cứng + 3 xăng;
    • Pha màu: 1 cứng + 5 xăng + tinh màu (gia giảm tinh màu cho phù hợp);
    • Pha bóng: 2 bóng + 1 cứng + xăng (gia giảm cho phù hợp).

    4.2 Kỹ Thuật Sơn Pu

    Sau khi pha sơn, các bạn sẽ lần lượt theo các bước sau:

    Bước 1: Chà nhám và xử lý bề mặt

    Trước khi sơn, các bạn cần tiến hành chà nhám và xử lý bề mặt.

    Các bạn dùng giấy nhám P240 để chà nhám. Ngoài ra, tùy vào mẫu màu sơn mà các bạn để nguyên thớ gỗ hay sơn bóng mà tiến hành bả bột hoặc không.

    Việc bả bột trước khi sơn là điều cần thiết. Nhằm giúp lấp đầy các tim gỗ, cũng như các khuyết tật ở bề mặt gỗ. Nếu không thực hiện, các bạn sẽ mất thời để trám các khe hở này sau khi sơn.

    Nếu tiến hành bả bột, các bạn cần lưu ý mẫu sơn có yêu cầu thể hiện các đường vân gỗ hay không? Nếu cần các bạn cần phải sử dụng bột màu (thông thường màu nâu hoặc đen).

    Bước 2: Sơn lót lần 1

    Lớp sơn lót thường không màu và được pha theo tỷ lệ ở trên. Tuy nhiên, các bạn có thể giảm, tăng hoặc thêm các phụ chất khác. Nhằm điều chỉnh tốc độ bay hơi của sơn.

    Thông thường, nếu thời tiết nóng, việc bốc hơi sẽ diễn ra nhanh và có thể khiến bề mặt sơn bị lỗi tim hoặc nổi bọt khí. Tuy nhiên, việc sử dụng sơn lót sẽ giúp lấp đầy các tim gỗ.

    Trường hợp thao tác đúng cách và đã bả bột trước đó. Các bạn chỉ cần thực hiện một bước sơn lót để giảm chi phí, nguyên liệu và nhân công.

    Bước 3: Chà nhám và phun lót lần 2

    Tiếp theo, các bạn dùng giấy nhám P320 để chà nhám và tiếp tục sơn lót lần 2.

    Thực tế, nhiều người cho rằng bước này không cần thiết và thường bỏ qua. Khiến cho tuổi thọ của sơn chỉ kéo dài dưới 2 năm.

    Được biết, việc chà nhám và sơn lót lần 2 có tác dụng tạo độ mịn cho bề mặt gỗ. Giúp màu sơn trở nên đẹp mắt, bề mặt căng mịn hơn.

    Về chất liệu, các bạn sử dụng theo đúng tỉ lệ như ở trên. Sau đó, chờ khoảng 25 – 30 phút để lớp sơn lót khô.

    Bước 4: Phun màu

    Quá trình sơn màu sẽ diễn ra 2 lần. Việc pha màu sơn và sơn màu sẽ do những thợ có kinh nghiệm thực hiện. Vì đây là bước quan trọng quyết định đến toàn bộ quá trình sơn Pu đồ gỗ.

    Ở lần đầu tiên, các bạn chỉ sơn khoảng 90% mẫu màu theo yêu cầu. Sau đó, tiến hành sơn màu lần 2, hoàn thiện 100% mẫu màu theo yêu cầu.

    Với lần sơn thứ 2, thợ sẽ sơn đậm hơn ở những vị trí còn thiếu màu.

    Lưu ý: Các bạn cần sơn trong phòng kín để tránh bụi, luồng gió lưu thông đủ.

    Bước 5: Phun bóng bề mặt

    Khi lớp sơn màu khô, các bạn tiến hành sơn bóng bề mặt gỗ. Việc sơn bóng bề mặt gỗ sẽ có tác dụng làm căng và tạo độ bóng cho về mặt gỗ.

    Hiện nay, có nhiều chất liệu bóng như mờ 10%, 20%, 50%, 70% và 100%. Các bạn tiến hành pha màu như ở trên để thực hiện.

    Bước 6: Bảo quản và đóng gói

    Sau khi sơn sẽ cần một thời gian để chờ sơn khô. Do đó, các bạn cần chuẩn bị một khu vực chờ sơn khô. Nhằm tránh bụi bám vào lớp sơn, gây mất thẩm mỹ.

    Thông thường, thời gian để lớp sơn Pu khô là từ 12 – 16 giờ cho cả quá trình sơn.

    6 Bước Quy trình sơn PU chuẩn

    5. SƠN PU CÓ ĐỘC KHÔNG?

    Sơn Pu có độc không? Đây là mối quan tâm của rất nhiều người.

    Được biết, bất kỳ loại sơn công nghiệp nào cũng đều chứa chất độc hại. Tuy nhiên, các chất độc hại nhẹ hay nặng còn phụ thuộc vào cách pha chế và mục đích sử dụng.

    Đối với sơn Pu cũng vậy, nếu thợ pha chế không đúng cách. Các chất độc hại sẽ xâm nhập vào bên trong cơ thể.

    Không những thế, nếu chúng ta tiếp xúc với khói của sơn Pu trong thời gian dài có gây các bệnh về phổi và tổn thương hệ thần kinh trung ương.

    Thậm chí, phụ nữ mang thai nếu tiếp xúc nhiều với sơn Pu có thể gây dị tật thai nhi.

    Tuy nhiên, sơn Pu có khá nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Chính vì thế, để hạn chế sự độc hại do sơn Pu gây ra, các bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

    • Sử dụng đồ bảo hộ trong quá trình phun sơn.
    • Sử dụng máy móc sơn chính hãng.
    • Sau khi sử dụng, cần vệ sinh máy phun sạch sẽ. Giúp đảm bảo an toàn cho người sử dụng vừa đảm bảo chất lượng sơn.
    • Lựa chọn đơn vị cung cấp sơn Pu chính hãng.

    6. BẢNG GIÁ SƠN PU

    Hiện nay, bảng giá sơn Pu không cố định. Bởi hiện nay có rất nhiều loại sơn Pu, mỗi loại sẽ có những giá khác nhau. Phân phối sơn giá sỉ xin gởi tới quý khách hàng tham khảo giá sơn PU tháng 11/2023:

    Dưới đây, chúng tôi sẽ gợi ý tới bạn một số loại sơn PU đang phổ biến trên thị trường hiện nay:

    Sản phẩm Ưu điểm Nhược điểm Giá thành
    Sơn 1K
    • Khả năng bám dính tốt, có độ bền uốn cao.
    • Khả năng chống chịu được mọi loại thời tiết phức tạp, bề mặt sơn có độ cứng nên bảo vệ tốt các chất liệu bên trong.
    • Đặc tính bền màu, không bị ố vàng sau một thời gian dài sử dụng, màu sắc luôn tươi mới.
    • Không kháng được dung môi
    • Không thể kháng trầy bởi sơn có thể bị bong tróc do tác động của ngoại lực.
    Khoảng 115.000 VNĐ
    Sơn Vinyl
    • Độ bám dính tốt.
    • Nhanh khô
    • Khả năng uốn tốt
    • Bền đẹp
    • Dễ sử dụng
    • Không màu
    • Độ cứng không được đánh giá cao
    Liên hệ
    Sơn giả gỗ
    • Mang lại màu sắc tự nhiên cho các sản phẩm bàn ghế gỗ
    • Màu sắc đa dạng giúp người dùng chọn lựa dễ dàng.
    • Có thể đáp ứng được nhiều nhu cầu sử dụng khác nhau.
    • Giá thành cao hơn các sản phẩm khác
    Khoảng 410.000 VNĐ/bộ 2kg (gồm 1kg lót + 1 kg sơn phủ)
    Sơn 2K
    • Sử dụng cho nhiều bề mặt như tre, gỗ, nứa, lớp sơn lót cho kim loại.
    • Đa dạng về chủng loại
    • Dễ lựa chọn và cách sử dụng đơn giản.
    • Độ bền tốt, khả năng chịu lực cao, độ bám dính tốt.
    • Thời gian khô lâu
    • Không có khả năng kháng nước và dung môi khác
    160.000 – 180.000 VNĐ/hộp
    Sơn Pu Epoxy
    • Độ bền tốt
    • Độ bóng cho tính thẩm mỹ cao
    • Độ kết dính và độ cứng tốt
    • Thời gian khô lâu
    • Có độ bền thấp nếu ở trong các dung dịch khác nhau
    Liên hệ

    Trên đây là tổng hợp những thông tin cần biết về sơn Pu. Nếu bạn đang tìm kiếm địa chỉ cung cấp sơn Pu chất lượng tốt, giá cả hợp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi:

    Hệ thống showroom Phân phối sơn giá sỉ

    Địa chỉ trên toàn quốc:

    • VP: 87H Bưng Ông Thoàn, P Phú Hữu, TP Thủ Đức, TP HCM
    • CN1: 662 Đỗ Xuân Hợp , Khu Phố Bến Cát, P Phước Bình, TP Thủ Đức, TPHCM
    • CN2: 93A Dương Đình Hội, P Phước Long B,  TP Thủ Đức, TP HCM
    • CN3: Lô I, Đường DE1, P Thới Hòa, TX Bến Cát, Bình Dương
    • CN5: 161B Đình Phong Phú, Tăng Nhơn Phú B, TP Thủ Đức, TP HCM
    • CN Đà Nẵng: 481 Tôn Đức Thắng, P Hoà Khánh Nam, Q. Liên Chiểu, TP Đà Nẵng
    • CN Quảng Nam: 210 Hùng Vương, TT Nam Phước, Duy Xuyên, Quảng Nam

    SĐT: 028 3535 2407 - Hotline: 0902 915 234. Liên hệ ngay để nhận được giá ưu đãi.

    Bài viết khác
    Sơn Epoxy là gì? Có bao nhiêu loại? Ứng dụng và bảng giá sơn Epoxy mới nhất

    Sơn Epoxy là gì? Có bao nhiêu loại? Ứng dụng và bảng giá sơn Epoxy mới nhất

    Sơn Epoxy được sử dụng với các mục đích khác nhau như bảo vệ bề mặt bê tông, sơn tường, sơn sàn, sơn thép, tầng hầm,…. Với đặc tính bám dính tốt, có thể chống lại nhiều tác động từ môi trường nên loại sơn này được đánh giá rất cao. Vậy sơn epoxy là gì? Các loại sơn phổ biến, Ứng dụng thực tế của chúng ra sao và bảng giá sơn Epoxy cập nhật mới nhất năm 2025. Hãy cùng Phanphoisongiasi.com khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây.
    Sơn Đá Hoa Cương Là Gì? Tại Sao Nó Lại Được Ưa Chuộng?

    Sơn Đá Hoa Cương Là Gì? Tại Sao Nó Lại Được Ưa Chuộng?

    Sơn đá hoa cương (hay còn gọi là sơn giả đá hoa cương) Với khả năng tạo ra bề mặt giống như đá tự nhiên không chỉ mang lại vẻ đẹp sang trọng mà còn mang lại độ bền vượt trội và dễ dàng thi công trên nhiều bề mặt. Cùng Phanphoisongiasi.com khám phá Sơn đá hoa cương là gì? Ưu điểm, ứng dụng và kinh nghiệm thi công chi tiết của dòng sơn đá hoa cương này nhé!
    TOP 10 Vật Liệu Chống Thấm Tốt Nhất Hiện Nay

    TOP 10 Vật Liệu Chống Thấm Tốt Nhất Hiện Nay

    “Chất chống thấm nào tốt nhất hiện nay” luôn là câu hỏi mà cả gia chủ cũng như các thầu thợ đều quan tâm khi lựa chọn sử dụng cho quy trình ngăn ngừa thấm dột của mình. Bài viết này Phanphoisongiasi.com sẽ giải đáp cho quý khách Top 10 vật liệu chống thấm tốt nhất hiện nay và những ưu, nhược điểm của từng loại sản phẩm chống thấm.
    XẢ KHO SƠN KOVA CHÍNH HÃNG - GIÁ TỐT NHẤT THỊ TRƯỜNG

    XẢ KHO SƠN KOVA CHÍNH HÃNG - GIÁ TỐT NHẤT THỊ TRƯỜNG

    Xả Kho Sơn Kova, cơ hội sở hữu sơn Kova chính hãng các dòng: Chống thấm kova CT11A color, sơn đá kova art stone, kova sk6 và kova ct08 với mức chiết khấu cực khủng. Nhanh tay kẻo lỡ!
    Sơn Chống Rỉ Là Gì? Top 12 Loại Sơn Chống Rỉ Tốt Nhất 2025

    Sơn Chống Rỉ Là Gì? Top 12 Loại Sơn Chống Rỉ Tốt Nhất 2025

    Sơn chống rỉ đã không còn xa lạ và đã trở thành một phần không thể thiết trong việc bảo vệ sắt thép, kết cấu thép. Duy trì độ bền, bảo vệ bề mặt kim loại là những gì mà loại sơn này làm tốt nhất. Cùng Phân phối sơn giá sỉ khám phá tất tần tật về sơn chống rỉ, từ khái niệm, phân loại đến top 12 loại sơn chống rỉ tốt nhất hiện nay. Để bảo vệ công trình của bạn khỏi rỉ sét hiệu quả nhé!
    Sơn Hiệu Ứng - Báo Giá Sơn Hiệu Ứng & Hướng Dẫn Thi Công Chi Tiết

    Sơn Hiệu Ứng - Báo Giá Sơn Hiệu Ứng & Hướng Dẫn Thi Công Chi Tiết

    Sơn Hiệu Ứng là loại vật liệu này được ưa chuộng bởi sự đa dạng về hiệu ứng, hoa văn, về cách ứng dụng của nó cho nhiều khu vực tường, trần nội và ngoại thất, phù hợp cho nhiều phong cách thiết kế từ xưa cũ đến hiện đại. Trong bài viết ngày hôm nay chúng tôi sẽ phân tích giúp bạn đọc hiểu được: Sơn hiệu ứng là gì? có bao nhiêu loại sơn hiệu ứng? cũng như ưu nhược điểm của dòng sơn hiệu ứng này.
    Vật Liệu Microcement Là Gì? Có Bao Nhiêu Loại Và Hướng Dẫn Thi Công

    Vật Liệu Microcement Là Gì? Có Bao Nhiêu Loại Và Hướng Dẫn Thi Công

    Sàn microcement là loại sàn được sử dụng phổ biến ở các nước Châu Âu và dần dần du nhập sang các nước Châu Á. Và hiện nay nó trở nên phổ biến trong lĩnh vực xây dựng, thi công các cửa hàng, nhà hàng, văn phòng, tòa nhà... Cùng theo dõi bài viết cùng Phân phối sơn giá sỉ để khám phá Microcement là gì cùng những ưu nhược điểm của microcement trong các không gian kiến trúc.
    Khai Xuân Ất Tỵ: Lì Xì Năm Mới - Lộc Tới Bình An

    Khai Xuân Ất Tỵ: Lì Xì Năm Mới - Lộc Tới Bình An

    Năm mới đến rồi! Phân phối sơn giá sỉ xin gửi đến quý khách hàng chương trình khuyến mãi đặc biệt: Khai xuân đón lộc - Lì xì ngập tràn!
    CHỌN MÀU SẮC THEO PHONG THỦY CHO 12 CON GIÁP NĂM 2025

    CHỌN MÀU SẮC THEO PHONG THỦY CHO 12 CON GIÁP NĂM 2025

    Nhân dịp Tết sắp đến, Phân phối sơn giá sỉ xin chia sẻ đến bạn chi tiết về màu sắc theo phong thuỷ ngũ hành và hướng dẫn bạn cách chọn màu sơn phù hợp để mang lại diện mạo mới cho tổ ấm và khởi đầu một năm mới đầy may mắn.
    Top 6 Loại Sơn Nội Ngoại Thất Tốt Nhất 2025

    Top 6 Loại Sơn Nội Ngoại Thất Tốt Nhất 2025

    Top 6 Loại Sơn Nội Ngoại Thất Tốt Nhất 2025
    0909114037 0906348115 0904565482 0935984546
    CN Miền Nam: 0909114037
    CN Hà Nội: 0906348115
    CN Miền Tây: 0904565482
    CN Đà Nẵng: 0935984546
    0
    Zalo
    Hotline: 0931131069