Sơn tĩnh điện là gì? Nguyên lý hoạt động và Quy trình thi công sơn tĩnh điện

Hỗ trợ khách hàng 24/7
0906348115
0902915234
Sơn tĩnh điện là gì? Nguyên lý hoạt động và Quy trình thi công sơn tĩnh điện

    SƠN TĨNH ĐIỆN hay công nghệ sơn tĩnh điện dường như là những cụm từ khá phổ biến trong cuộc sống hiện nay. Với khả năng tạo ra bề mặt sơn đẹp và bền bỉ, công nghệ sơn tĩnh điện đã trở nên phổ biến và được ứng dụng  rộng rãi trên các thiết bị, máy móc có cấu tạo kim loại từ trong gia đình đến môi trường công nghiệp.

    Vậy sơn tĩnh điện (powder coating) là gì? Quy trình sơn ra sao? Ứng dụng và nguyên lý hoạt động của loại sơn này như thế nào?  Phân phối sơn giá sỉ sẽ giải thích chi tiết cho bạn trong bài viết dưới đây.

    Bạn có biết? sơn tĩnh điện là một trong những phương pháp sơn hiệu quả và bền vững nhất hiện nay. Trong thời đại công nghiệp 4.0 việc sử dụng sơn tĩnh điện đã trở thành xu hướng không thể thiếu trong ngành sản xuất và gia công. vậy ban đã từng thắc mắc Sơn tĩnh điện là gì?

    1. Sơn tĩnh điện là gì?

    Sơn Tĩnh Điện (powder coating) hay còn gọi là (sơn khô, sơn tích điện, sơn bột) vì tính chất khô dạng bột nên khi sơn bề mặt kim loại bằng cách sử dụng tĩnh điện để thu hút bột sơn vào bề mặt kim loại tạo nên sự liên kết bền vững. Vì theo nguyên tắc điện tích dương (+) sẽ luôn gắn chặt với điện tích âm (-) nên sẽ tạo ra một lớp sơn gắn chặt, đồng đều khắp bề mặt kim loại. 

    Thành phần của bột sơn tĩnh điện bao gồm: hợp chất polymer hữu cơ, bột màu và các chất phụ gia. Sơn thường đóng rắn bằng nhiệt hoặc tia cực tím, bột có thể là nhựa nhiệt dẻo hoặc nhựa nhiệt rắn.

    Công nghệ sơn tĩnh điện là gì

    Công nghệ sơn tĩnh điện chỉ thích hợp cho các vật liệu kim loại có tính dẫn điện như sắt, thép. Vì được thực hiện bằng cách cho bột sơn mang điện tích dương, còn bề mặt kim loại mang điện tích âm. Khi sơn, các điện tích dương (+) gặp điện tích âm (-) sẽ liên kế vào với nhau theo nguyên lý dòng điện khiến lớp sơn gắn chặt, đồng đều khắp bề mặt kim loại.

    Công nghệ này sử dụng nguyên lý điện từ để màng sơn bám dính tốt hơn vào bề mặt kim loại được sơn. Do đó, chất lượng lớp sơn tĩnh điện sẽ tốt hơn các công nghệ sơn thủ công thông thường.

    Bột sơn tĩnh điện

    Bột sơn tĩnh điện

    2. Ưu và nhược điểm của sơn tĩnh điện

    Trải qua hơn 70 năm hình thành, phát triển và cải tiến, công nghệ sơn tĩnh điện đã được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống hiện đại. Thế nhưng, mỗi công nghệ đều có những ưu và nhược điểm nhất định, công nghệ sơn tĩnh điện cũng không ngoại lệ.

    2.1 Ưu điểm của sơn tĩnh điện:

    Bên cạnh khả năng bám dính tốt, phủ đều khắp bề mặt kim loại thì sơn tĩnh điện còn có nhiều lợi ích khác:

    Tăng đề bền, đẹp của sản phẩm

    - Nhờ vào quá trình phun sơn và xử lý bề mặt sản phẩm trước khi sơn nên các sản phẩm sử dụng công nghệ sơn tĩnh điện có độ bền và vẻ ngoài đẹp hơn so với các phương pháp sơn khác.

    - Trước khi sơn, bề mặt sản phẩm được làm sạch hoàn toàn để loại bỏ các tạp chất. Sau đó, sản phẩm sẽ được xử lý bằng các chất hoá học để tăng cường độ bám dính của lớp sơn. Quá trình này giúp cho sơn bám chặt lên bề mặt sản phẩm, tạo ra một lớp sơn bền vững và độ bám dính cao. Từ đó, nó có khả năng chống trầy xước và chống ăn mòn tốt hơn, giúp tăng tuổi thọ của sản phẩm. Lớp phủ bằng sơn bột tĩnh điện có độ bóng cao và đồng đều, không bị lộ vết sơn, góp phần làm tăng giá trị thẩm mỹ của sản phẩm.

    Sơn tĩnh điện bền, đẹp thân thiện với môi trường

    Thân thiện với môi trường và tiết kiệm chi phí

    - Trong quá trình sơn truyền thống, dung môi hóa học thường được sử dụng để giúp sơn dễ dàng phun ra và hòa tan các chất phụ gia. Tuy nhiên, các chất này thường gây ô nhiễm môi trường và gây hại cho sức khỏe con người. Trong khi đó, công nghệ sơn tĩnh điện không sử dụng dung môi hóa học nào, giúp giảm thiểu rủi ro ô nhiễm và bảo vệ môi trường.

    - Bên cạnh đó, quá trình phun sơn tĩnh điện cho phép sử dụng lại sơn dư từ quá trình phun trước đó. Nhờ vậy, việc sử dụng sơn trở nên tiết kiệm và hiệu quả hơn, giúp giảm thiểu lượng sơn bị lãng phí và giảm thiểu khối lượng chất thải gây ô nhiễm môi trường.

    - Như vậy, công nghệ sơn tĩnh điện là một phương pháp sơn thân thiện với môi trường, giúp giảm thiểu tác động tiêu cực của quá trình sản xuất đến môi trường, đồng thời tăng cường bảo vệ sức khỏe con người và cộng đồng.

    Dễ dàng thực hiện

    - Công nghệ sơn tĩnh điện được xem là phương pháp sơn đơn giản và dễ dàng thực hiện so với các phương pháp sơn truyền thống bởi một số lý do như:

    - Đầu tiên, các thiết bị phun sơn tĩnh điện thường có thiết kế đơn giản, dễ sử dụng và dễ bảo trì. Việc sử dụng các thiết bị này cũng không yêu cầu các kỹ thuật viên có kinh nghiệm và kỹ năng đặc biệt, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí đào tạo.

    - Thứ hai, quá trình sơn tĩnh điện có độ thành công cao và ít bị lỗi hơn so với các phương pháp sơn truyền thống. Việc sử dụng điện tĩnh để tạo ra lực hút giúp sơn bám chặt vào bề mặt sản phẩm, đồng thời tạo ra một lớp sơn đồng đều và mịn màng hơn như đã nêu trên.

    - Cuối cùng, quá trình sơn tĩnh điện có thể được tự động hóa để tăng năng suất sản xuất. Các thiết bị phun sơn tĩnh điện có thể được kết nối với các hệ thống tự động hoá trong quá trình sản xuất, giúp tiết kiệm thời gian và công sức của nhân viên, đồng thời tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.

    Ưu điểm của sơn tĩnh điện

    Công nghệ sơn tĩnh điện được xem là phương pháp sơn đơn giản hơn các phương pháp truyền thống bởi các thiết bị phun sơn đơn giản, dễ sử dụng.

    2.2 Nhược điểm của công nghệ sơn tĩnh điện:

    Chi phí đầu tư ban đầu cao

    - Việc thiết lập hệ thống sơn tĩnh điện đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu khá lớn, đặc biệt là khi cần mua các thiết bị phun sơn tĩnh điện và các thiết bị liên quan. Với quy mô sản xuất nhỏ, việc đầu tư máy móc sơn tĩnh điện có thể trở thành một áp lực đối với doanh nghiệp.

    - Ngoài ra, việc sử dụng công nghệ sơn tĩnh điện yêu cầu các điều kiện đặc biệt như môi trường sơn và độ ẩm. Do đó, đôi khi việc cải tạo hoặc xây dựng phòng sơn phù hợp có thể gây ra chi phí đầu tư cao hơn.

    Khó thay đổi màu sắc

    - Một trong những nhược điểm của công nghệ sơn tĩnh điện đó là khó thay đổi màu sắc của sản phẩm đã được sơn. Vì quá trình yêu cầu sự đồng nhất trong suốt quá trình sơn, nên việc thay đổi màu sắc có thể khó khăn và đòi hỏi sự phức tạp hơn so với các phương pháp sơn khác. Nếu muốn thay đổi màu sắc của sản phẩm, cần phải thực hiện quá trình lột sơn và sử dụng sơn bột mới.

    Không phù hợp với một số loại sản phẩm

    - Công nghệ sơn tĩnh điện không phù hợp với tất cả các loại sản phẩm. Nó có thể không hiệu quả và không đảm bảo chất lượng sơn trên một số sản phẩm có bề mặt khó bám sơn hoặc quá nhỏ. Các sản phẩm có bề mặt lỗ nhỏ, như lưới thép, một số loại dây kim loại, hoặc các sản phẩm có hình dạng phức tạp như vỏ điện thoại hay các linh kiện điện tử có thể gặp khó khăn trong quá trình sơn tĩnh điện.

    3. Ứng dụng của sơn tĩnh điện

    Sơn tĩnh điện là dòng sơn có khả năng chống chịu tốt với thời tiết, độ bền cao, đa dạng về màu sắc và có tính ứng dụng rất tốt vì vậy thường được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như:

    • Sơn kệ sắt thép mạ kẽm
    • Sơn hàng rào sắt thép
    • Sơn cổng sắt, cổng nhôm
    • Sơn quạt máy công nghiệp, lò nướng
    • Sơn khung võng làm bằng kim loại
    • Sơn khung cửa sắt thép
    • Sơn nội thất kim loại

    Ứng dụng của sơn tĩnh điện

    Nhìn chung, công nghệ sơn tĩnh điện là một phương pháp sơn được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp và cả trong đời sống gia đình. Nhờ những những ưu điểm nổi trội về độ bền, vẻ ngoài bắt mắt, an toàn cho môi trường… 

    4. Nguyên lý hoạt động của sơn tĩnh điện

    Sơn tĩnh điện hoạt động dựa vào nguyên lý là tạo ra lớp phủ trên bề mặt vật liệu bằng cách sử dụng súng phun sơn. Phun lớp phủ đã được tích điện lên bề mặt vật liệu rồi đem đi nung nóng. Lúc này, bột sơn sẽ chảy ra và bám vào lớp bề mặt vật liệu tạo nên một liên kết bền vững.

    Nguyên lý hoạt động của công nghệ sơn tĩnh điện

     

    Sơn tĩnh điện được phủ lên trên bề mặt vật liệu bằng một loại súng phun sơn tĩnh điện đặc biệt. Khi bột sơn tĩnh điện đi qua súng phun tĩnh điện sẽ được đun nóng và tích điện dương (+) tại đầu kim phun, sau đó đi qua kim phu và di chuyển theo điện trường để đến tới vật liệu sơn đã tích điện âm (-). Lúc này nhờ vào lực hút giữa các ion điện tích, bột sơn từ từ bám vào quanh vật liệu sơn. Phương pháp này giúp cho bột sơn được rải đều quanh vật liệu, và có thể di chuyển vào hầu hết các bề mặt bị khuất. 

    Nhìn chung, công nghệ phun sơn tĩnh điện khá là đơn giản, trong đó thiết bị chính là một súng phun tĩnh điện cùng với bộ điều khiển tự động. Bên cạnh đó là các thiết bị hỗ trợ khác như buồng phun sơn, thiết bị thu hồi bột sơn, buồng hấp bằng tia hồng ngoại (giúp điều chỉnh nhiệt độ và thời gian tắt mở). Các thiết bị hỗ trợ phun sơn như máy nén khí, hệ thống trước khi sơn như máy tách ẩm khí néncác bồn chứa hóa chất bằng composite nahừm giúp cho xử lý bề mặt vật liệu trước khi sơn. 

    5. Quy trình thi công sơn tĩnh điện

    Quy trình Sơn tĩnh điện

    Để phun phủ hết tất cả các bề mặt sản phẩm trở nên gọn gàng và đẹp và giúp tiết kiệm tối đa lượng sơn dư thừa, thì bạn cần phải áp dụng quy trình sơn tĩnh điện đúng chuẩn, sau đây là Quy trình sơn tĩnh điện hiệu quả và an toàn:

    Bước 1: Xử lý sản phẩm cần sơn

    - Xử lý sản phẩm cần sơn luôn là bước đầu tiên và quan trọng vì các sản phẩm sử dụng sơn tĩnh điền hầu hết đều là kim loại, kết cấu sắt thép, nên vấn đề làm sạch các gỉ sét là vô cùng cần thiết để sau khi sơn sẽ tạo được màng sơn bóng đẹp đạt chuẩn.

    - Cho sản phẩm vào các bể có chứa hóa chất theo thứ tự như sau: bể axit tẩy rỉ sét, bể rửa nước, bể tẩy dầu mỡ và bể chứa hóa chất định hình bề mặt , sản phẩm sẽ được đưa vào từng bể thông qua hệ thống palang điện theo thứ tự các bể nêu trên. Quá trình này khá tốn thời gian nhưng cần sự tỉ mỉ để đạt hiệu quả tốt nhất.

    Bước 2: Tiến hành phun sơn tĩnh điện

    - Phải đảm bảo sản phẩm cần sơn đã được sấy khô hoàn toàn. Quá trình sơn phải diễn ra trong buồng sơn.

    - Quy trình phun sơn cần sử dụng súng phun gồm 2 loại: súng phun buồng đơn và súng phun buồng đôi hoặc đối xứng.

    - Súng sơn tĩnh điện buồng đơn: Sử dụng một súng phun, vật cần sơn phải được treo hoặc móc lên buồng phun.

    - Súng phun buồng đôi: Sử dụng hai súng phun, sản phẩm cần phun sẽ di chuyển trên băng chuyền, 2 súng phun sẽ phun vào các mặt của sản phẩm.

    Súng phun buồng đôi và súng phun buồng đơn.

    Bước 3: Sấy khô sau khi sơn tĩnh điện

    - Sau khi phun sơn, sản phẩm cần được đưa vào lò sấy ở mức nhiệt từ 180℃ - 200℃ để cho lớp bột sơn chảy ra dính chặt vào sản phẩm. Hạn chế di chuyển sản phẩm vì có thể làm bột sơn bị mất liên kết.

    Bước 4: Kiểm tra và hoàn thiện sản phẩm

    - Kiểm tra màu sắc xem đã đạt yêu cầu mẫu màu hay chưa, có các dị tật nào trên màng sơn, lớp sơn đã được phủ đều chưa. Để từ đó nhanh chóng khắc phục các vấn đề và trao tới tay người tiêu dùng những sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất.

    >>> Xem ngay: Một số loại sơn tĩnh điện phổ biến hiện nay

    6. Một số câu hỏi về sơn tĩnh điện

    6.1 Sơn tĩnh điện khác gì với sơn thường?

    Chúng ta có thể dễ dàng phân biệt sơn tĩnh điện và sơn thông thường dựa vào màu sắc và độ mịn của lớp sơn:

    - Công nghệ sơn tĩnh điện sẽ cho ra lớp sơn mịn, màu sơn đều, bám chắc tốt và có độ bóng cao, khi chạm vào sẽ thấy lớp sơn nhẵn không bị cộm tay.

    - Còn lớp sơn của công nghệ sơn thông thường sẽ không đồng đều, chỗ dày, chỗ mỏng khiến cho màu sơn không được đẹp, bộ bóng thấp, khi chạm vào sẽ thấy lớp sơn không nhẵn mịn mà hơi sần.

    Phân biệt sơn tĩnh điện và sơn thường

    6.2 Sơn tĩnh điện có độc hại không?

    Câu trả lời sơn tĩnh điện có độc không chính là có độc hại. Vì trong thành phần cấu tạo sơn tĩnh điện có bột màu, hạt nhựa và những chất phụ gia khác. Và khi chúng nghiền nhỏ thành những hạt siêu mịn, siêu bụi kích thước dưới 120um. Bởi thế, khi người thợ thực hiện sơn cần làm việc ở trong thời gian dài. Họ phải tiếp xúc liên tục cùng nhiều bột sơn. Việc này sẽ hít vào các hạt bụi nào, gây ra ảnh không tốt cho sức khỏe.

    6.3 Giá sơn tĩnh điện theo kg?

    Việc báo gia sơn tĩnh điện sẽ được tính theo kg hoặc m2. Mỗi loại sơn tĩnh điện sẽ có giá thành khác nhau.Tại Phân phối sơn giá sỉ Chi phí sơn tĩnh điện tính theo m2 sẽ dao động từ 120.000 – 200.000 đồng/m2. Nếu tính theo kg thì giá sơn tĩnh điện dao động từ 5000 – 10000 đồng/kg.

    6.4 Sơn tĩnh điện có cách điện không?

    Đây là câu hỏi được rất nhiều khách hàng quan tâm và muốn tìm hiểu. Sau khi các bạn hiểu được thành phần và quy trình sơn tĩnh điện như chúng tôi chia sẻ trên đây thì các bạn cũng phần nào có được câu trả lời rồi đúng không? Chúng tôi có thể trả lời cho các bạn biết rằng,  những sản phẩm kim loại hay inox sơn tĩnh điện sau khi trải qua đầy đủ các bước phun sơn tĩnh điện hoàn hảo thì nó sẽ có khả năng cách điện tương đối tốt. 

    Tuy nhiên, dù những sản phẩm này có khả năng cách điện thì trong quá trình sử dụng các bạn cũng cần hết sức lưu ý. Luôn đảm bảo an toàn về điện ngay cả khi nó có khả năng cách điện nhé. Bởi vẫn có thể xuất hiện những trường hợp rủi ro không may mất khả năng cách điện sẽ làm người dùng bị điện giật.

    Bài viết trên đã tổng hợp tất tần tật những kiến thức về sơn tĩnh điện là gì? cách hoạt động cũng như các loại sơn bột tĩnh điện phổ biến. Hãy chọn lựa cho mình những sản phẩm sơn tĩnh điện phù hợp và chất lượng nhé!

    Bạn muốn mua sơn tĩnh điện nhưng chưa hiểu quá nhiều về loại sơn này, quy trình thi công, nguyên lý hoạt động. Đừng lo lắng hãy gọi ngay đến Phân phối sơn giá sỉ hotline 0902 915 234 đội ngũ nhân viên của chúng tôi sẽ tư vấn MIỄN PHÍ và báo giá tốt nhất.

    7. Mua sơn tĩnh điện ở đâu uy tín, giá tốt?

    Phân phối sơn giá sỉ chuyên kinh doanh các loại sơn bột tĩnh điện, các loại hóa chất xử lý bề mặt kim loại trước khi sơn và thiết bị phun sơn bột tĩnh điện. Chúng tôi là nhà sản xuất sơn tĩnh điện lâu năm tại thị trường Việt Nam. Giá thành sản phẩm ở mức trung bình, chất lượng đủ đáp ứng cho mặt bằng chung khách hàng tại Việt Nam 

    Với kinh nghiệm thực tế, cùng đội ngũ nhân viên, kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực thi công sơn trang trí đặc biệt chúng tôi cam kết cung cấp dịch vụ chất lượng, đạt tiêu chuẩn thi đấu, đảm bảo sự bền đẹp và thẩm mỹ. Ngoài sơn Epoxy chúng tôi còn nhận thi công sơn hiệu ứng, sơn đá hoa cương, sơn giả đá, sơn sân Pickleball,... 

    Với kinh nghiệm 15 năm trong ngành sơn nước và chống thấm chúng tôi cam kết sẽ mang tới quý khách hàng mức chiết khấu và dịch vụ tốt nhất thị trường.

    Khi đến với Phân phối sơn giá sỉ, Chúng tôi cam kết:

          

    Quý khách hàng của phân phối sơn giá sỉ có thể xem thông tin sản phẩm giá sơn tĩnh điện công khai trên các nền tảng:

          

    Phân phối sơn giá sỉ Miền Nam: 

    • VP: 87H Bưng Ông Thoàn, P Phú Hữu, TP Thủ Đức, TP HCM
    • CN1: 662 Đỗ Xuân Hợp , Khu Phố Bến Cát, P Phước Bình, TP Thủ Đức, TPHCM
    • CN3: Lô I, Đường DE1, P Thới Hòa, TX Bến Cát, Bình Dương
    • CN5: 161, Đình Phong Phú, Phường Tăng Nhơn Phú B, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh

    Phân phối sơn giá sỉ Miền Trung: 

    • CN Đà Nẵng: 481 Tôn Đức Thắng, P Hoà Khánh Nam, Q. Liên Chiểu, TP Đà Nẵng
    • CN Quảng nam: 210 Hùng vương, TT Nam Phước, Duy Xuyên, Quảng Nam

    Phân phối sơn giá sỉ Miền Bắc: 

    • Số 8 Hưu Trí, Hà Cầu, Hà Đông ( đối diện 61 Bà Triệu, Hà Đông, Hà Nội)

    SĐT: 028 3535 2407 - Hotline: 0902 915 234 Liên hệ ngay để nhận được ưu đãi tốt nhất!

    Từ Khóa: Bột Sơn Tĩnh Điện Là GìCông Nghệ Sơn Tĩnh ĐiệnSơn Tĩnh Điện Có Bền KhôngSơn Tĩnh Điện Trên Khung Ghế Xếp Thư GiãnCách Nhận Biết Sơn Tĩnh Điện

    Bài viết khác
    THỨ SÁU VÀNG  SĂN LỘC VÀNG  RINH XE SANG CÙNG SƠN JOTUN VIỆT NAM

    THỨ SÁU VÀNG SĂN LỘC VÀNG RINH XE SANG CÙNG SƠN JOTUN VIỆT NAM

    THỨ SÁU VÀNG – SĂN LỘC VÀNG, RINH XE SANG CÙNG JOTUN Dành riêng cho hội viên chương trình Jotun Master Painter
    So sánh sơn Epoxy và sơn PU: Đâu là lựa chọn tốt hơn cho nhà xưởng?

    So sánh sơn Epoxy và sơn PU: Đâu là lựa chọn tốt hơn cho nhà xưởng?

    Nếu bạn cũng đang tìm kiếm một giải pháp sơn nhà xưởng hiệu quả, Phân phối sơn giá sỉ sẽ giúp bạn hiểu rõ sự khác biệt của Sơn Epoxy Và Sơn pu một cách khách quan để có sự lựa chọn phù hợp giữa hai loại sơn phổ biến nhất hiện nay.
    Top 13 loại sơn sắt mạ kẽm thông dụng trên thị trường hiện nay

    Top 13 loại sơn sắt mạ kẽm thông dụng trên thị trường hiện nay

    Sơn mạ kẽm sử dụng cho bề mặt sắt thép mạ kẽm, kẽm nhúng nóng,... làm việc trong điều kiện môi trường khác nhau mà vẫn có thể bảo vệ tốt cho kết cấu của kim loại. Cùng Phân phối sơn giá sỉ tìm ra 13 loại sơn sắt mạ kẽm thông dụng trên thị trường hiện nay.
    Các lỗi thường gặp khi sơn nhà và cách khắc phục hiệu quả nhất

    Các lỗi thường gặp khi sơn nhà và cách khắc phục hiệu quả nhất

    Sơn nhà là công việc tưởng chừng đơn giản nhưng lại đòi hỏi kỹ thuật và sự chuẩn bị kỹ lưỡng để đạt được kết quả ưng ý. Nhiều người mắc phải những sai lầm phổ biến khi sơn nhà, dẫn đến lớp sơn không được bền đẹp và mất thẩm mỹ. Dưới đây là các sai lầm thường gặp khi sơn nhà và cách khắc phục hiệu quả.
    Khác Nhau Của Bê Tông Nhựa Nóng Và Bê Tông Nhựa Nguội

    Khác Nhau Của Bê Tông Nhựa Nóng Và Bê Tông Nhựa Nguội

    Trong lĩnh vực xây dựng đường giao thông, bê tông nhựa là một vật liệu không thể thiếu. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ sự khác biệt giữa hai loại bê tông nhựa phổ biến nhất: bê tông nhựa nóng và bê tông nhựa nguội. Bài viết này phanphoisongiasi.com sẽ phân tích các đặc điểm của cả 2 loại nhựa đường, khám phá quy trình xây dựng, lợi ích và ứng dụng của chúng.
    Sự khác biệt giữa sơn dạ quang, sơn huỳnh quang và sơn phản quang

    Sự khác biệt giữa sơn dạ quang, sơn huỳnh quang và sơn phản quang

    Sơn phản quang, sơn huỳnh quang và dạ quang đều là những loại sơn có ứng dụng cao trong đời sống. Điểm chung của 3 loại sơn đều phát ánh sáng trong đêm tối. Vậy làm thế nào để phân biệt sơn phản quang, huỳnh quang và dạ quang? Mời các bạn cùng tìm hiểu đặc điểm và ứng dụng của từng loại qua bài viết sau.
    Sơn đá hạt - 5 lý do sơn đá tự nhiên trở thành xu hướng trong thiết kế và xây dựng hiện đại

    Sơn đá hạt - 5 lý do sơn đá tự nhiên trở thành xu hướng trong thiết kế và xây dựng hiện đại

    Sơn đá hạt tự nhiên đang vô cùng “hot” trong lĩnh vực thiết kế – thi công nội ngoại thất. Là một trong những xu hướng mới, loại sơn này rất được chào đón trong mọi công trình từ nhà ở đến quán ăn, cafe hay nhà hàng khách sạn,… Cùng phân phối sơn giá sỉ tìm hiểu xem sơn đá hạt tự nhiên có gì đặc biệt? và 5 lý do tại sao dòng sơn này lại được chào đón đến thế nhé!
    Sơn Terraco của nước nào? Sơn Terraco có tốt không?

    Sơn Terraco của nước nào? Sơn Terraco có tốt không?

    Nhiều người thắc mắc: Sơn Terraco của nước nào? Sơn Terraco có tốt không? Bài viết này Phân phối sơn giá si sẽ cung cấp thông tin chi tiết về chất lượng, ưu điểm và ứng dụng của sơn Terraco, giúp bạn đưa ra lựa chọn tốt nhất cho công trình của mình.
    CẬP NHẬT CÔNG CỤ KIỂM TRA HÀNG CHÍNH HÃNG KOVA

    CẬP NHẬT CÔNG CỤ KIỂM TRA HÀNG CHÍNH HÃNG KOVA

    Để giúp Đối tác và Người tiêu dùng có thể an tâm hơn khi mua bán, sử dụng sản phẩm của KOVA, Công ty sơn Kova chính thức cho ra mắt "Công Cụ Kiểm Tra Hàng Chính Hãng" mới vô cùng đơn giản, tiện lợi, hiệu quả. liên hệ ngay 0902.915.234 mua hàng chính hãng.
    Giới thiệu các sản phẩm hãng Sơn Hoà Phát HP Paint

    Giới thiệu các sản phẩm hãng Sơn Hoà Phát HP Paint

    Hệ thống sản phẩm của Sơn Hoà Phát bao gồm: Sơn Alkyd, sơn Epoxy, sơn Acrylic, sơn polyurethane, sơn cao su clo hóa, sơn chịu nhiệt, sơn mạ kẽm 1 thành phần,… Sơn HP Paint đã được chứng nhận về hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015; Chứng nhận hệ thống quản lý môi trường ISO 14001:2015. Đó là thay lời cam kết của HP Paint về chất lượng sản phẩm cho các công trình.
    0909065576 0938290630 0902575667 0935984546
    CN Miền Nam: 0909065576
    CN Hà Nội: 0938290630
    CN Miền Nam: 0902575667
    CN Đà Nẵng: 0935984546
    0
    Zalo
    Hotline: 0906348115